Hạn mặn “làm khó” dự án Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận

02/03/2020 20:51 GMT+7

Việc chính quyền ngăn tạm các cống đập đã tạo cơ hội cho các nhà cung cấp cát “hét” giá lên.

Đó là một số vấn đề khó khăn, vướng mắt mà đơn vị chủ đầu tư (Công ty Cổ phần BOT Trung Lương – Mỹ Thuận) không thể tự giải quyết trong quá trình thi công Dự BOT cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận được ông Nguyễn Tấn Đông, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần BOT Trung Lương – Mỹ Thuận chia sẻ sau khi PV Báo Thanh Niên thực địa trên công trường vào ngày 2.3.

 
Các chủ thầu thi công đều cho biết họ đang gặp khó khăn từ việc các doanh nghiệp cung cấp cát "hét" giá lên quá cao, không thể chấp nhận được. ẢNH: BẮC BÌNH
 

Cụ thể, tại gói thầu số 08 (do nhà thầu Hoàng An thực hiện thi công 2 cầu và 2,4 km đường cao tốc qua xã Phước Lập, H. Tân Phước, Tiền Giang), ông Nguyễn Văn Phải, chỉ huy trưởng công trình, cho biết hiện tiến độ gói thầu đã chậm hơn 10% so với thiết kế đã được chủ đầu tư thông qua.

“Do phòng chống xâm nhập mặn nên UBND tỉnh Tiền Giang đã ngăn tạm dòng kênh Xáng ngay điểm đầu dòng kênh giáp với sông Tiền. Điều này buộc đối tác cung cấp cát lấp phải di chuyển cát bằng sà-lan nhỏ hơn di chuyển từ sông Tiền theo tuyến kênh Nguyễn Văn Tiếp vào công trình. Lộ trình xa hơn nên doanh nghiệp cung cấp cát muốn được tăng giá từ 60.000 đồng/m3 lên 90.000 đồng/m3. Ngoài ra do di chuyển đường vòng chậm chạp nên nhu cầu 30.000 m3 cát/ngày của chúng tôi đã không được phía đối tác đáp ứng. Một khó khăn then chốt khác là tiền ứng từ chủ đầu tư cho chúng tôi đã gần cạn kiệt nhưng khối lượng thi công dôi dư thực tế vẫn chưa được tạm ứng. Chủ đầu tư nói với chúng tôi rằng họ cũng đang gặp khó khăn vì ngân hàng chưa giải ngân nguồn vốn tín dụng.”, ông Phải nói.

Theo kết quả thực địa của PV Báo Thanh Niên, khó khăn tại gói thầu số 08 do nhà thầu Hoàng An thực hiện cũng là mẫu số chung của hầu hết các gói thầu còn lại trên công trường Dự án cao tốc thứ 2 tại Miền Tây.

Không khí thi công mạnh mẽ trên các gói thầu dự án trong ngày 2.3. ẢNH: BẮC BÌNH
 
Theo ông Nguyễn Tán Đông, từ nay đến hết tháng 4.2020 (thời điểm mùa khô) ưu tiên cho công tác tập trung nguyên vật liệu để phòng cho việc tập kết nguyên khó khăn. Nhưng nghiêm trọng hơn là hợp đồng giữa chủ đầu tư và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) sẽ không còn hiệu lực nếu các vướng mắc không giải quyết trước ngày 16.3 tới. Trong khi đó, doanh nghiệp đã phải mất hơn 6 tháng để đàm phán và ký kết hợp đồng tín dụng với ViettinBank.

Cùng ngày, Trao đổi với PV Báo Thanh Niên, đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Tiền Giang cho biết : Ngày 4.3 tới, lãnh đạo UBND tỉnh Tiền Giang sẽ có buổi làm việc với đại diện các ngân hàng cấp tín dụng cho dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.