Gỡ nút thắt để phát triển du lịch

28/10/2019 10:28 GMT+7

Muốn phát triển phải đánh đổi. Thậm chí đánh đổi không đủ cũng không phát triển được. Thế nhưng đánh đổi bao nhiêu là hợp lý ?

 Đó là vấn đề được Tiến sĩ Trần Đình Thiên đặt ra tại cuộc hội thảo “Đột phá kinh tế từ du lịch”  do BáoThanh Niên tổ chức sáng 28.10 với sự tham gia của nhiều chuyên gia kinh tế, chuyên gia du lịch cùng các doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam
 
Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Ngọc Toàn - Phó tổng biên tập Báo Thanh Niên - nhấn mạnh việc hơn một thập kỷ qua, du lịch Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ và đạt được những kết quả khả quan. Đặc biệt, vài năm gần đây, số lượng du khách quốc tế đến Việt Nam tăng vọt, đóng góp mạnh mẽ vào tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, ngành du lịch còn một số hạn chế, yếu kém nên phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và kỳ vọng. Nhiều cơ chế chính sách còn bó buộc khiến các điểm đến tiềm năng như Phú Quốc, Phan Thiết... chưa thể phát huy hết nội lực; những sản phẩm du lịch làm thay đổi bộ mặt địa phương, được thế giới vinh danh như Cầu Vàng, Bà Nà... vấp phải sự chỉ trích về môi trường đẩy nhà đầu tư vào rủi ro...
Tháo bỏ các rào cản đó như thế nào để du lịch tăng tốc, đột phá? Làm thế nào để hài hòa giữa phát triển và bảo vệ môi trường? Các giải pháp để phát huy vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch trong bối cảnh nguồn nhân lực cho ngành này vừa thiếu lại vừa yếu?... Đây là những nội dung mà Báo Thanh Niên mong muốn được lắng nghe và trao đổi từ phía các chuyên gia.

Muốn phê phán phải đặt lên bàn cân lợi ích

 Theo TS Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam : Hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng phát triển hạ tầng du lịch đã xâm hại môi trường khiến dư luận bức xúc. Vì vậy, cần xác định tiêu chuẩn để phán xét. Thứ hai, phải làm rõ thế nào là mũi nhọn? Nếu không được luận chứng rõ ràng thì các địa phương vẫn lúng túng, không biết mũi nhọn thì ưu tiên chỗ nào? Chưa có tiêu chuẩn, chưa có tiêu chí thì doanh nghiệp đi tiên phong có thể gặp rủi ro. 

TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam

Độc Lập

"Mũi nhọn có phải là tiên phong hay không?"- TS Trần Đình Thiên đặt vấn đề và cho rằng, cái đầu tiên mà giải quyết không rõ thì kèm sau đó là những phản ứng cho các chính sách sau đó. Đặc biệt với câu chuyện như Tam Đảo vừa rồi và trước đó là Tam Chúc, Bà Nà, Sơn Trà...tạo ra tâm lý tiêu cực với du lịch. TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh: Muốn phê phán gì phải đặt trên bàn cân lợi ích. Muốn phát triển phải đánh đổi. Thậm chí đánh đổi không đủ cũng không phát triển được. Ví dụ đường sắt xuyên Việt nếu không phá đủ cây rừng làm sao có đường sắt? Thừa nhận phát triển thì phải đánh đổi và muốn phát triển mạnh thì phải đánh đổi mạnh. Tuy nhiên TS Trần Đình Thiên đánh đổi bao nhiêu là hợp lý là bài toàn khó. Muốn trả lời câu hỏi này phải xác định, ưu tiên về lợi ích tổng thể và dài hạn. Đánh đổi thế nào là hợp lý thì cần luật, cần tiêu chuẩn chứ hiện nay chưa rõ ràng, không định hình và không giúp cho người ta định hướng được khiến nhiều doanh nghiệp không dám làm và ngay cả chính quyền cũng không dám làm.
Theo ông Thiên, phát triển du lịch phải theo hướng khác biệt, đặc sắc nếu không khách đi Thái Lan, Trung Quốc hay hơn. Việt Nam có nhiều cái hay nhưng ta chưa biết làm hay hơn. Du lịch ngay từ đầu phải là đẳng cấp, vượt lên chứ không chỉ chạy theo "nguyên lý sản lượng", số lượng khách năm nay phải tăng hơn năm trước. Năm nay 15 triệu thì năm sau phải 17 triệu hay 25 triệu khách  thì không ổn. Vì muốn ăn nhanh, muốn tăng số người, muốn có thành tích thì lại mở cửa, tạo điều kiện cho kiểu khách đi cả làng thì không được. Ngay từ đầu phải hướng tới đẳng cấp, khách đến ít nhưng chi tiêu nhiều. Muốn vậy thì dịch vụ phải tốt để kéo khách đến. Chúng ta phải đặt vấn đề khan hiếm tài nguyên và tài nguyên du lịch của Việt Nam là đẳng cấp cao như Hạ Long, Đà Nẵng, Đà Lạt, Phú Quốc... thì chúng ta phải làm du lịch xứng đáng với tài nguyên đó chứ không thể phung phí được.
“Ai sẽ là người dẫn dắt du lịch? Tất nhiên là cộng đồng doanh nghiệp nhưng dẫn dắt phải là những tập đoàn, những doanh nghiệp lớn, có thực lực và đẳng cấp. Những tập đoàn này phải là những người định hình chân dung du lịch ở các địa phương và xuyên suốt cho cả ngành. Nhiều năm trước tôi đã khen Sun Group định hình du lịch ở Đà Nẵng hay Phú Quốc. Phải cổ động, ủng hộ những doanh nghiệp làm ăn thực lực, có được trình độ để định hình được chân dung du lịch. Thứ ba cần có sự đồng thuận nhất định của xã hội cho hoạt động phát triển...”, TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.