Giảm sách nhiễu, tăng cạnh tranh

Lần đầu tiên Quảng Nam lọt vào top 10 trên bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2015. Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh khẳng định sẽ phải “cải thiện” nhiều hơn nữa.

Lần đầu tiên Quảng Nam lọt vào top 10 trên bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2015. Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh khẳng định sẽ phải “cải thiện” nhiều hơn nữa.

Ông Đinh Văn Thu (đứng thứ ba từ trái sang) thăm hỏi DN may mặc ở H.Phú Ninh - Ảnh: C.T.VÔng Đinh Văn Thu (đứng thứ ba từ trái sang) thăm hỏi DN may mặc ở H.Phú Ninh - Ảnh: C.T.V
Bảng xếp hạng PCI 2015 mà Phòng Thương mại và công nghiệp VN (VCCI) phối hợp với Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Mỹ (US-AID) công bố cuối tháng 3.2016 đánh dấu sự dịch chuyển tích cực của tỉnh Quảng Nam, sau khi nhảy 6 bậc để xếp thứ 8 trên tổng số 63 tỉnh, thành.


Ngoài top 5 thuộc nhóm xếp hạng “rất tốt” (gồm Đà Nẵng, Đồng Tháp, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Lào Cai), nhóm còn lại trong top 10 được xếp hạng “tốt”, trong đó Quảng Nam ở vị trí thứ 8, đạt 61.02 điểm. Đây cũng là năm thứ 3 liên tiếp và là lần thứ 6 TP.Đà Nẵng dẫn đầu trong xếp hạng PCI.


Thông tin phản hồi từ 11.700 DN, trong đó có 10.200 DN dân doanh và gần 1.600 DN FDI tại các địa phương đã cho thấy độ tin cậy vì các chỉ số ảnh hưởng trực tiếp đến DN. Tại Quảng Nam, có 6 chỉ số thành phần đã được cải thiện so với năm 2014 và được cộng đồng DN ghi nhận có những dấu hiệu tiến bộ tích cực, như tiếp cận đất đai, tính minh bạch, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, tính năng động và đào tạo lao động. Đặc biệt, 4 chỉ số tiếp cận đất đai, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, tính năng động sụt giảm hồi năm 2014 giờ thay đổi rõ rệt, chưa kể chỉ số đào tạo lao động (vốn được xem là điểm yếu của Quảng Nam) cũng cải thiện trong vòng 2 năm gần đây.
Dù có 4 chỉ số bị giảm điểm (gia nhập thị trường, dịch vụ hỗ trợ DN, thiết chế pháp lý, cạnh tranh bình đẳng), Quảng Nam vẫn được đa số DN tín nhiệm và chỉ đứng sau TP.Đà Nẵng trong khu vực duyên hải miền Trung. Ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhìn nhận đây là nỗ lực chung của địa phương khi chủ động đưa ra các nhóm giải pháp và gắn kết DN trong thời gian qua.
“Gạn bớt sách nhiễu”
Các địa phương vào top 10 trên bảng xếp hạng PCI đã nhận được nhiều đánh giá tích cực của DN, trong đó có Quảng Nam. Ngược lại, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cũng dành nhiều đánh giá thiện cảm về DN vì trên thực tế thành công này đến từ hai phía.
Theo kết quả khảo sát, thời gian qua Quảng Nam tăng cường hỗ trợ và gặp gỡ đối thoại DN định kỳ hằng tháng, cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ tốt hơn trong kết cấu hạ tầng ở các dự án lớn… “Mình hỗ trợ tốt cho DN, thì dễ dàng nhận được sự đồng thuận từ phía DN thôi! Quan trọng nhất là chỉ số hài lòng, sẽ gạn bớt đi những sách nhiễu và một phần các chi phí chính thức, để cán bộ công chức có tinh thần phục vụ DN tốt hơn. Chúng tôi kiên quyết chuyển từ “quản lý DN” sang “phục vụ DN”.Không làm được chuyện này, sẽ không nói chi được về cải thiện môi trường đầu tư”, ông Đinh Văn Thu khẳng định với PV Thanh Niên.
Đây cũng là lý do để Quảng Nam chọn năm 2016 làm Năm cải cách hành chính và khởi động chương trình đo lường mức độ hài lòng của tổ chức, DN, người dân đối với các cơ quan hành chính tỉnh, chính quyền địa phương.
Từ vị trí 14 năm ngoái nay vọt lên vị trí thứ 8, so với nhiều địa phương ở nhóm cuối thì Quảng Nam chỉ “đi” chứ không phải “chạy” như ví von của một cán bộ lãnh đạo tỉnh. Nhưng “đi” được như thế cũng không dễ, bởi Quảng Nam vẫn là tỉnh nghèo. Sau khi cải thiện 5 chỉ số bị tụt hạng hồi năm 2013, hiện Quảng Nam vẫn còn một vài chỉ số cần thay đổi như gia nhập thị trường, thiết chế pháp lý, dịch vụ hỗ trợ DN, cạnh tranh bình đẳng.
Điều thú vị là suốt 11 năm qua, “bảng phong thần” PCI luôn tác động mạnh đến lãnh đạo các địa phương vì đây là thước đo về môi trường kinh doanh, chất lượng điều hành kinh tế và nỗ lực cải cách hành chính. Tăng tính cạnh tranh, có chỉ số PCI tốt tức là có thêm hấp lực thu hút nhà đầu tư.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.