Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chậm trễ do tổng thầu Trung Quốc nợ tiền

03/03/2016 16:20 GMT+7

Lên tiếng xin lỗi vì sự chậm trễ của dự án, tổng thầu EPC Trung Quốc dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông thừa nhận vấn đề mấu chốt vẫn là tiền.

Lên tiếng xin lỗi vì sự chậm trễ của dự án, tổng thầu EPC Trung Quốc dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông thừa nhận vấn đề mấu chốt vẫn là tiền.

Tổng thầu EPC nợ nần kéo dài với các thầu phụ khiến tiến độ dự án bị chậm trễ - Ảnh: Ngọc ThắngTổng thầu EPC nợ nần kéo dài với các thầu phụ khiến tiến độ dự án bị chậm trễ - Ảnh: Ngọc Thắng
Báo cáo Bộ Giao thông vận tải, ông Dư Giang, Giám đốc điều hành dự án Cát Linh – Hà Đông, Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc - Tổng thầu EPC cho biết, đến thời điểm này, tổng thầu vẫn đang nợ các thầu phụ Việt Nam khoảng 400 tỉ đồng. Tuy nhiên, việc thiếu tiền và nợ nần kéo dài với nhà thầu phụ của tổng thầu EPC lại do giải ngân dự án từ phía Trung Quốc sang gặp khó khăn. Hiện việc xin tăng 19 triệu USD tổng mức đầu tư chưa được phía Trung Quốc chấp thuận nên không có tiền để giải ngân, gây khó khăn cho công tác triển khai dự án. Theo ông Dư Giang, ngày 6.3 tới đây, ông Chu Hằng Vũ, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc – tổng thầu EPC của dự án Cát Linh – Hà Đông sẽ sang làm việc với Bộ Giao thông vận tải để trao đổi rõ ràng hơn về việc chuyển tiền.
Trong khi đó, theo báo cáo của Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, Bộ Giao thông vận tải thống kê chưa đầy đủ của các thầu phụ tính đến ngày 29.2 thì Tổng thầu nợ khoảng 554 tỉ đồng. Việc nợ đọng này đã gây khó khăn cho các thầu phụ triển khai thi công và đây là một trong những nguyên nhân chính khiến dự án chậm tiến độ. Trong khi đó, Trung Quốc đang siết dòng tiền ra nước ngoài trong đó có Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Đối với các nhà thầu phụ, hiện máy móc, nhân lực đã bố trí đầy đủ trên công trường, nhưng chỉ thiếu tiền để triển khai thi công.
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường yêu cầu, cuối năm 2016 dự án phải kết thúc và đưa tuyến đường sắt đi vào vận hành. Bộ sẽ có văn bản gửi Cục 6 Đường sắt Trung Quốc yêu cầu lãnh đạo sang Việt Nam điều hành dự án và họp giao ban dự án để giải quyết tình hình tài chính của Tổng thầu đang gây khó khăn cho dự án.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.