Đừng để TPP thành cứ điểm cho doanh nghiệp nước ngoài

22/08/2013 02:31 GMT+7

Đó là vấn đề được lưu ý tại tọa đàm “Cập nhật đàm phán TPP - những yêu cầu từ ngành dệt may, da giày và nông nghiệp” do Thời báo Kinh tế Sài Gòn phối hợp với Trung tâm WTO của VCCI tổ chức ngày 21.8.

Đó là vấn đề được lưu ý tại tọa đàm “Cập nhật đàm phán TPP - những yêu cầu từ ngành dệt may, da giày và nông nghiệp” do Thời báo Kinh tế Sài Gòn phối hợp với Trung tâm WTO của VCCI tổ chức ngày 21.8.

Điều khiến nhiều chuyên gia băn khoăn là: Gia nhập Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), bên cạnh cái được là môi trường kinh doanh ngày càng minh bạch thì cái khó là VN có khai thác được những lợi ích mà TPP mang lại?

Theo tính toán, dệt may là một trong những ngành được hưởng lợi rất lớn khi VN tham gia TPP vì hàng hóa có thể vào Mỹ với số lượng lớn với mức thuế nhập khẩu thấp. Tuy nhiên theo ông Lê Quang Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP sản xuất thương mại may Sài Gòn (Garmex Sài Gòn), thách thức cũng chính ở điểm này. Năm 2013, ngành dệt may phát triển tốt, đơn hàng nhiều thì ngay lập tức xảy ra tình trạng cạnh tranh khốc liệt về nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Nếu như trước đây chỉ cần một tuần đã có hàng thì nay phải đợi đến một tháng. Hiện nay, VN nhập khẩu vải chủ yếu từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Nếu không tự chủ được nguồn nguyên liệu thì dù tham gia TPP, ngành dệt may cũng chủ yếu chỉ làm gia công.

Đừng để TPP thành cứ điểm cho doanh nghiệp nước ngoài
Ngành dệt may đang đứng trước nhiều thử thách hơn là cơ hội khi VN tham gia TPP - Ảnh: Diệp Dức Minh

“Trên danh nghĩa thì VN được hưởng lợi rất nhiều, nhưng thực tế lại không được bao nhiêu cả”, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định. Cũng theo bà Lan, vấn đề của VN là làm sao nâng cao được giá trị gia tăng trong sản phẩm hàng hóa của mình; gắn thương mại với dịch vụ và không để biến thành cứ điểm của các doanh nghiệp FDI.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, các nước tham gia đàm phán mong muốn TPP sẽ được ký kết trong năm nay. Hiện vấn đề tồn tại lớn nhất giữa VN và Mỹ trong đàm phán chính là quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi (yarn-forward) trong ngành dệt may. Theo yêu cầu của phía Mỹ hàng may mặc muốn được hưởng ưu đãi thuế phải được thực hiện từ công đoạn sợi, đến vải, cắt - may tại các nước TPP. Với nguyên tắc này, dù thuế nhập khẩu vào các nước TPP giảm xuống còn 0% thì VN cũng không được hưởng lợi gì, do ngành dệt may phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu. Ông Nguyễn Hữu Nam, Trưởng phòng Pháp chế VCCI chi nhánh TP.HCM, cho rằng qua nghiên cứu về các hiệp định thương mại tự do giữa Mỹ và một số nước khác có thể thấy VN khó có thể hy vọng thay đổi được điều khoản này.

Doanh nghiệp sợi FDI đổ vào VN

Gần đây, nhiều doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực dệt may như Công ty Kyungbang (Hàn Quốc), Texhong (Hồng Kông - Trung Quốc), Công ty Sunrise (Trung Quốc)... đã đầu tư xây dựng nhà máy sợi ở VN để tận dụng cơ hội sau khi VN tham gia TPP. Ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may thêu đan TP.HCM, cho biết mới đây Phòng Thương mại Mỹ tại VN (AmCham) đã đặt vấn đề các doanh nghiệp Mỹ muốn xây dựng một nhà máy sợi quy mô lớn tại VN. Điều này cho thấy các doanh nghiệp nước ngoài muốn tận dụng nhân lực giá rẻ, sản xuất nguyên liệu tại VN sau đó xuất ngược về quốc gia của họ.

Chí Nhân

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.