Đức đứng trước nguy cơ suy thoái

09/08/2012 14:30 GMT+7

(TNO) Đức, nền kinh tế lớn nhất châu u, từng "miễn nhiễm" với cơn khủng hoảng nợ công trong một thời gian dài. Tuy nhiên, số liệu phân tích từ các chuyên gia tài chính công bố hôm 8.8 cho thấy quốc gia này đang dần rơi vào cơn khủng hoảng và thậm chí có thể bị suy thoái vào cuối năm nay.

(TNO) Đức, nền kinh tế lớn nhất châu u, từng "miễn nhiễm" với cơn khủng hoảng nợ công trong một thời gian dài. Tuy nhiên, số liệu phân tích từ các chuyên gia tài chính công bố hôm 8.8 cho thấy quốc gia này đang dần rơi vào cơn khủng hoảng và thậm chí có thể bị suy thoái vào cuối năm nay.

Đối với một nền kinh tế mở như Đức thì "đường lây nhiễm" rõ ràng là thông qua xuất khẩu.

Đức là quốc gia xuất khẩu lớn thứ 3 thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Mỹ. Hiện tại thì xuất khẩu của
Đức vẫn đóng vai trò đầu tàu trong nền kinh tế nước này.

Nền kinh tế lớn nhất châu u có thể suy thoái trong Q2
Kinh tế Đức đang gặp nhiều khó khăn - Ảnh: AFP 

Trong bối cảnh gần như toàn bộ châu u đang khủng hoảng, thì xuất khẩu của Đức khó tránh khỏi bị ảnh hưởng.

Xuất khẩu của Đức đã giảm 1,5% trong tháng 6 vừa qua, mà nguyên nhân chính là do lượng hàng xuất sang 16 nước thành viên khác trong khối eurozone suy giảm, theo số liệu mới nhất từ Phòng thống kê quốc gia Đức.

Trong khi đó, nhập khẩu, vốn là hàn thử biểu của nhu cầu tiêu thụ trong nước, cũng giảm 2,9% và sự suy giảm này ảnh hưởng xấu đến lĩnh vực công nghiệp và sản xuất, vốn là xương sống của nền kinh tế Đức, hãng tin AFP dẫn lại báo cáo của Bộ Kinh tế nước này cho biết.

Doanh số bán lẻ xe hơi, sản phẩm của ngành công nghiệp vốn được xem là quan trọng hàng đầu của Đức, cũng đang trên đà sụt giảm, trong khi đó tỷ lệ thất nghiệp lại rục rịch tăng.

Đơn đặt hàng tại các nhà máy giảm 1,7% trong tháng 6.2012, mức suy giảm mạnh hơn dự kiến, và tăng trưởng sản lượng công nghiệp cũng giảm gần 1%.

“Sản lượng công nghiệp suy yếu là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Đức nhiều khả năng sẽ rơi vào suy thoái vào cuối năm nay”, ông Jonathan Loynes, chuyên gia tài chính tại công ty nghiên cứu kinh tế vĩ mô Capital Economics (Anh), nhận định.

Hoàng Uy

>> Mỹ, Đức thúc giục quốc tế hợp tác giải quyết khủng hoảng
>> Trung Quốc bành trướng nhờ khủng hoảng
>> Khủng hoảng toàn cầu sắp lan đến châu Mỹ Latinh
>> Khủng hoảng kinh tế sẽ đạt đỉnh vào năm 2013
>> Đa số người Đức muốn ra khỏi khối eurozone
>> Ngân hàng lớn nhất nước Đức “trảm” 1.000 nhân viên

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.