Thủy sản Minh Phú và kế hoạch bảo vệ môi trường ngành nuôi tôm

13/08/2019 08:00 GMT+7

Nuôi tôm là một ngành cho lợi nhuận lớn, kéo theo nhiều hộ nông dân tự đào ao nuôi với hy vọng đổi đời. Tuy vậy đây cũng là một ngành nếu không kiểm soát tốt chất thải sẽ gây tác động lớn đến môi trường xung quanh.

Thực trạng môi trường của ngành nuôi tôm

Các hoạt động trong nuôi trồng và chế biến thủy sản thường phát sinh các nguồn chất thải rắn, chất thải lỏng, khí thải gây ô nhiễm môi trường. Tiêu biểu có bùn thải từ nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm thâm canh, nuôi cá tra công nghiệp, nuôi cá trê chứa các nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các hóa chất và thuốc kháng sinh… thải ra trong quá trình vệ sinh, nạo vét ao nuôi, tác động xấu đến môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản nuôi trồng. Thành phần bùn thải nuôi tôm công nghiệp là nguồn gây ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng cần phải được xử lý triệt để.
Bên cạnh là nguồn nước thải nuôi trồng thủy sản trong một vụ nuôi có thể đạt đến 15.000 - 25.000 m3/ha tùy thuộc vào quy trình nuôi các loại thủy sản... có chứa nhiều thành phần độc hại và các nguồn dịch bệnh phải được xử lý triệt để trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Nước thải trong ngành chế biến thủy sản chủ yếu sinh ra từ rửa nguyên liệu, sơ chế nguyên liệu, chế biến sản phẩm, các nguồn nước vệ sinh nhà xưởng sản xuất, nước rửa máy móc thiết bị… đây là nguồn gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng, cần phải được xử lý đáp ứng quy chuẩn môi trường quy định.

Mô hình nuôi tôm sinh thái của Thủy sản Minh Phú

Bên cạnh việc đầu tư những nhà máy chuyên xử lý chất thải trước khi đưa ra môi trường, Tập đoàn thủy sản Minh Phú đã kiến nghị các ngành và địa phương về định hướng phát triển nuôi tôm rừng đước theo hướng vừa bảo vệ, phát triển rừng, vừa nuôi tôm sạch.
Mô hình Thủy sản Minh Phú thực hiện khởi đầu từ tôm nuôi sinh thái dưới tán rừng phòng hộ ven biển, tiếp đến là tôm - lúa và sau là tôm nuôi công nghiệp. Nuôi trong môi trường sinh thái tự nhiên, con tôm có thể dùng thức ăn hữu cơ để tăng năng suất nhưng không làm giảm đi giá trị khi chế biến xuất khẩu.
Theo đó, Minh Phú liên kết những hộ nông dân thành lập doanh nghiệp xã hội, hướng dẫn quy trình kỹ thuật, cung cấp thức ăn hữu cơ, giúp nông dân trực tiếp tham gia nuôi tôm tạo nguồn nguyên liệu sạch đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường khó tính và có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc tôm. Đây là hướng đi mới, tận dụng lợi thế vùng đất, như tại Cà Mau có tới 100.000 ha rừng, nếu phát triển tốt có thể khuyến khích nông dân trồng rừng và nâng diện tích nuôi tôm trong rừng đước lên tới 200.000 ha.
Mô hình nuôi tôm sinh thái không sợ hạn mặn, cũng không sợ ngọt hóa bất chợt như tôm nuôi công nghiệp. Tôm sinh thái chỉ cần nguồn nước thủy triều tự nhiên, không nhiễm bẩn. Đầu ra sản phẩm được Thủy sản Minh Phú cam kết thu mua toàn bộ với giá cao hơn giá thị trường khoảng 10 - 15% so với tôm thường.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.