Hội thảo ra mắt hệ thống robot can thiệp mạch máu tại Việt Nam

30/04/2021 20:30 GMT+7

Vừa qua, Siemens Healthineers đã cùng bệnh viện Thống Nhất tổ chức Hội thảo giới thiệu hệ thống robot can thiệp mạch máu Corindus CorPath®️ GRX.

Hiện nay, các bệnh liên quan đến mạch máu đang gia tăng đáng kể. Đây là động lực cho việc phát triển những lựa chọn trong chẩn đoán và điều trị can thiệp mạch máu.
Corindus CorPath®️ GRX, hệ thống ứng dụng robot can thiệp mạch máu chính xác và hiệu quả hơn đánh dấu cột mốc mới về can thiệp xâm lấn tối thiểu trong điều trị tim mạch. Buổi hội thảo có sự tham dự của Ông Philipp Breschan - Giám đốc Điều hành Siemens Healthineers; PGS.TS.BS Hồ Thượng Dũng - Chủ tịch Hội Tim mạch can thiệp Việt Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất; PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh - Giám đốc Trung tâm Tim mạch Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM cùng các bác sĩ, chuyên gia về tim mạch của các bệnh viện lớn khác trên địa bàn TP.HCM và khu vực miền Nam.
Một tuần trước đó, Siemens Healthineers đã cùng Bệnh viện Thống Nhất tiến hành chạy thử và đào tạo sử dụng hệ thống robot can thiệp mạch máu Corindus CorPath®️ GRX trên mô hình mô phỏng tại Bệnh viện Thống Nhất.
Ông Philipp Breschan - Giám đốc Điều hành Siemens Healthineers và PGS. TS. BS. Hồ Thượng Dũng - Chủ tịch Hội Tim mạch can thiệp Việt Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất tham quan hệ thống

Ông Philipp Breschan - Giám đốc Điều hành Siemens Healthineers và PGS. TS. BS. Hồ Thượng Dũng - Chủ tịch Hội Tim mạch can thiệp Việt Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất tham quan hệ thống

Phát biểu tại buổi lễ Ông Philipp Breschan - Giám đốc Điều hành Siemens Heatlhineers Việt Nam cho biết: “Tại Siemens Healthineers, sứ mệnh của chúng tôi là gia tăng giá trị bằng cách mở rộng lĩnh vực y học chính xác, chuyển đổi phương thức cung cấp dịch vụ chăm sóc, cải thiện trải nghiệm bệnh nhân và số hóa dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Hệ thống Corindus CorPath GRX hiện là hệ thống robot được chứng nhận FDA và CE dành cho các can thiệp mạch vành và mạch ngoại vi. Các quy trình xâm lấn tối thiểu có sự hỗ trợ của robot có khả năng giảm thời gian điều trị, tăng độ chính xác trong quá trình điều trị, nâng cao mức độ chuẩn hóa trong các quy trình lâm sàng và cuối cùng là cải thiện kết quả lâm sàng. Điều này sẽ nâng cao hơn nữa chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam”.
Các bác sĩ, chuyên gia tim mạch đánh giá cao sự phát triển của công nghệ can thiệp nội mạch này

Các bác sĩ, chuyên gia tim mạch đánh giá cao sự phát triển của công nghệ can thiệp nội mạch này

Hệ thống robot của Corindus cho phép các bác sĩ kiểm soát chính xác ống thông, dây dẫn, bóng và stent với sự trợ giúp của hình ảnh tích hợp cho các thủ thuật xâm lấn tối thiểu. Bác sĩ không cần phải đứng trực tiếp cạnh bàn điều khiển như thường lệ, mà có thể thực hiện thủ thuật qua module điều khiển.
Cánh tay robot can thiệp điều khiển từ xa giúp giảm tới 95% mức độ phơi nhiễm bức xạ của người điều khiển chính và lên đến 21% cho bệnh nhân. Bác sĩ có thể ngồi tư thế thoải mái, điều khiển cánh tay robot can thiệp, giúp giảm chấn thương liên quan đến cột sống do phải mặc áo chì trong thời gian dài.
Điều quan trọng đối với sự thành công của quy trình điều trị bệnh động mạch vành và có thể giúp cải thiện lợi ích lâu dài của bệnh nhân ở hệ thống robot này là cho phép định vị chính xác các thiết bị can thiệp. Những tiến bộ về công nghệ và kỹ thuật trong tim mạch can thiệp có thể giúp các bác sỹ can thiệp thực hiện thành công những thủ thuật phức tạp hơn, ví dụ như hẹp mạch vành nhiều nhánh, hẹp thân chung, hẹp nhánh chia đôi hoặc các vị trí tắc nghẽn mãn tính.
Hình ảnh chi tiết kết hợp với sự can thiệp có sự hỗ trợ của robot giúp tăng độ chính xác cho liệu pháp xâm lấn tối thiểu. Đặc biệt, các quy trình phức tạp có thể được chuẩn hóa và có tiềm năng mang lại kết quả lâm sàng tốt hơn.
PGS.TS.BS Hồ Thượng Dũng - Chủ tịch Hội Tim mạch can thiệp Việt Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất trình bày tại hội thảo

PGS.TS.BS Hồ Thượng Dũng - Chủ tịch Hội Tim mạch can thiệp Việt Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất trình bày tại hội thảo

PGS.TS.BS. Hồ Thượng Dũng - Chủ tịch Hội Tim mạch can thiệp Việt Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất, cho biết: “Mô hình đào tạo triển khai hệ thống robot can thiệp mạch máu sẽ giúp các bác sĩ tim mạch hiểu cơ chế vận hành và có thể thực hành việc đưa các thiết bị (dây dẫn, bóng, stent) vào trong động mạch vành của bệnh nhân bằng robot. Từ đó, bác sĩ cảm nhận được việc can thiệp mạch vành có sự trợ giúp của robot là khả thi, hiệu quả và gần gũi. Việc can thiệp mạch vành qua robot chắc chắn sẽ mở ra triển vọng lớn cho ngành tim mạch can thiệp ở Việt Nam”.
Với hệ thống can thiệp Corindus CorPath®️ GRX, việc điều trị hội chứng mạch vành cấp và mạn tính, các bệnh mạch vành phức tạp bằng phương pháp đặt stent có robot hỗ trợ đã bắt đầu trở thành thường qui ở Mỹ và châu Âu. Đặc biệt can thiệp mạch vành bằng robot từ xa (bác sỹ can thiệp có thể thực hiện thông tim can thiệp cho một bệnh nhân ở vị trí địa lý khác bằng robot qua mạng viễn thông 5G) có thể giúp xóa bỏ cản trở về địa lý hay thiếu hụt về nhân lực giỏi chuyên môn.
Từ hôm nay, can thiệp tim mạch bằng robot đã bắt đầu được đưa vào áp dụng tại Việt Nam.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.