Doanh nghiệp vận tải kêu phí đường cao tốc cao

20/03/2015 04:38 GMT+7

Ngày 19.3, Hiệp hội Vận tải ô tô VN và Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc VN (VEC) tổ chức tại TP.HCM tổ chức hội nghị "Vì sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp (DN) khi tham gia giao thông trên đường cao tốc" có sự tham gia của đại diện các hiệp hội, DN vận tải và sở GTVT các tỉnh, thành phố khu vực phía nam.

Ngày 19.3, Hiệp hội Vận tải ô tô VN và Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc VN (VEC) tổ chức tại TP.HCM tổ chức hội nghị "Vì sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp (DN) khi tham gia giao thông trên đường cao tốc" có sự tham gia của đại diện các hiệp hội, DN vận tải và sở GTVT các tỉnh, thành phố khu vực phía nam.

Doanh nghiệp cho rằng giá cước đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây quá cao Doanh nghiệp cho rằng giá cước đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây quá cao  - Ảnh: Diệp Đức Minh

Ông Lê Trung Tính, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hành khách liên tỉnh và du lịch TP.HCM, cho biết đến giờ này chưa nhận được phản ảnh gì từ phía tài xế, tiếp viên khi lưu thông trên đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, ngoài ý kiến duy nhất là phí của đường cao tốc quá cao. Đại diện Hiệp hội Vận tải ô tô tỉnh An Giang thì cho biết vừa rồi ông thuê xe đi Đà Lạt, có chạy trên đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Ở chuyến về, tài xế không chịu lên đường cao tốc nữa vì nếu đi sẽ tốn 150.000 đồng. Hiện cũng đã có thông tin đề xuất tăng giá cước phí đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương lên 50%, nếu tăng như vậy, xe sẽ chuyển sang đi trên QL1. Đại diện DN vận tải hàng hóa Âu Châu đề nghị VEC xem xét bán vé tháng cho các DN vận tải hàng hóa, vì nhu cầu chở hàng hướng từ cảng Cát Lái ra các khu công nghiệp ở Nhơn Trạch và ngược lại rất nhiều, nếu đi đường cao tốc sẽ tiết kiệm được thời gian, đi được nhiều chuyến hơn.

Sợ bị "ăn đèn"

Về sự an toàn khi lưu thông trên đường cao tốc, ông Lâm, một tài xế đồng thời cũng là người quản lý của một DN vận tải, đề nghị đơn vị quản lý đường cao tốc nên trồng hàng cây trên dải phân cách giữa đường, hoặc lắp các tấm chắn phía trên dải phân cách cứng, vì khi trời tối, xe chạy ở hướng ngược lại pha đèn lên, tài xế bên này sẽ bị "ăn đèn", rất khó nhìn thấy đường.

Ông Mai Tuấn Anh, Tổng giám đốc VEC, nói rằng trong phương án về mức cước phí đã được chủ đầu tư nghiên cứu từ kinh nghiệm các nước lân cận, như Trung Quốc hiện nay thu phí ở mức trên 3.000 đồng/km, còn trên đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây là 2.000 đồng/km. Về đề xuất bán vé tháng, ông Mai Anh Tuấn cho biết sẽ nghiên cứu để có phương án phù hợp cho hai phía.

Bên cạnh đó, ông Bùi Vinh Quản, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM, nêu vấn đề băn khoăn của các tài xế khi lưu thông trên đường cao tốc hiện nay là có nhiều xe chở quá tải chạy chậm, làm cho một số xe tải khác cũng bị ảnh hưởng, kéo chậm thời gian, vì xe tải không thể sang làn liên tục như xe con. Ông Quản đề nghị nên sớm lập trạm cân xe ở đầu đường cao tốc để ngăn chặn xe quá tải.

Ông Trần Phước Anh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô tỉnh Đồng Nai, cho rằng quy định tốc độ tối đa trên đường cao tốc đã tăng từ 100 lên 120 km/giờ nhưng tốc độ tối thiểu vẫn là 60 km/giờ là không hợp lý. Nếu 2 xe tải cùng chạy song song trên 2 làn đường và cứ chạy rề rề 60 - 70 km/giờ, sẽ kéo theo một dây các xe đằng sau không thể vượt qua được, gây ra ùn xe trên đường cao tốc.

Thượng tá Phạm Đăng Đức, Phó trưởng phòng Tuần tra đường cao tốc Cục CSGT, kiêm Đội trưởng Đội Tuần tra CSGT số 6, cũng đề nghị xem xét nâng tốc độ tối thiểu lên.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.