ĐBSCL đang chìm nhanh do sụt lún, nước biển dâng, xâm thực

10/03/2015 04:51 GMT+7

Đó là cảnh báo của GS-TS Nguyễn Ngọc Trân, chuyên gia Hội đồng Chính sách khoa học và công nghệ quốc gia, đưa ra tại hội nghị quốc tế “Tương tác đa trường và môi trường - MINE 2015” do Trường ĐH Cửu Long, ĐH Việt Đức, Hội Cơ học VN tổ chức ngày 9.3 tại Vĩnh Long.

* TP.HCM, Rotterdam hợp tác về biến đổi khí hậu

 Đó là cảnh báo của GS-TS Nguyễn Ngọc Trân, chuyên gia Hội đồng Chính sách khoa học và công nghệ quốc gia, đưa ra tại hội nghị quốc tế “Tương tác đa trường và môi trường - MINE 2015” do Trường ĐH Cửu Long, ĐH Việt Đức, Hội Cơ học VN tổ chức ngày 9.3 tại Vĩnh Long.

Triều cường tại Bạc Liêu Triều cường tại Bạc Liêu - Ảnh: Đình Tuyển

Theo GS-TS Trân, cùng với tác động của nước biển dâng, hiện tượng sụt lún gia tăng ở ĐBSCL cũng đáng báo động. Có 2 nhóm nguyên nhân sụt lún là sụt lún tự nhiên và sụt lún do khai thác quá mức nước ngầm, than bùn, các khoáng sản dưới lòng đất như cát, sỏi… Đáng ngại hơn, sụt lún sẽ làm nhanh hơn quá trình nước biển dâng và xâm thực ở ĐBSCL. Theo kịch bản nước biển dâng của Bộ Tài nguyên - Môi trường hồi tháng 3.2012, đến năm 2020, nước biển khu vực Cà Mau - Kiên Giang sẽ dâng lên 9 - 10 cm, năm 2100 là 62 - 82 cm, khoảng 40% diện tích ĐBSCL sẽ bị ngập. Ngoài ra, khảo sát triều cường cho thấy, xu thế bình quân đỉnh triều cao nhất năm trong 11 năm (2003 - 2013) cũng tăng nhanh, như tại trạm Bình Đại (Bến Tre) là 26,3 mm/năm. Điều này cho thấy, nước từ các cửa sông ở ĐBSCL đổ ra biển ngày càng giảm trong khi lượng nước từ biển vào châu thổ ngày càng tăng.

* Hôm nay 10.3, lãnh đạo TP.HCM và thành phố Rotterdam (Hà Lan) ký bản ghi nhớ về đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực thích ứng với biến đổi khí hậu cho giai đoạn 2015 - 2018. Trả lời báo giới chiều 9.3 tại TP.HCM, Thị trưởng Rotterdam Ahmed Aboutaleb cho hay trong quá khứ, hai bên tập trung trao đổi kiến thức, xây dựng các khả năng và trong tương lai sẽ biến các ý tưởng, kế hoạch thành hiện thực. Ông Aboutaleb nhận định với Thanh Niên rằng để có thể chống ngập lụt tốt hơn, người dân TP.HCM cần phát triển, duy trì các mảng xanh để có thể hấp thụ nước mưa.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.