CWS bắt đầu thực hiện hợp đồng trên 1 tỉ USD ở Mỹ

10/07/2015 15:44 GMT+7

Ngày 1.7 vừa qua, Công ty California Waste Solutions (CWS) của ông David Dương ở Mỹ đã chính thức thực hiện hợp đồng trị giá hơn 1 tỉ USD thu gom và xử lý toàn bộ rác tái chế của TP.Oakland, bang California, Mỹ trong 20 năm.

Ngày 1.7 vừa qua, Công ty California Waste Solutions (CWS) của ông David Dương ở Mỹ đã chính thức thực hiện hợp đồng trị giá hơn 1 tỉ USD thu gom và xử lý toàn bộ rác tái chế của TP.Oakland, bang California, Mỹ trong 20 năm.

Ông David Dương (tổng giám đốc, phải) bên dàn xe tải mới CNG   -  Ảnh: S.N
Xây nhà máy mới 87 triệu USD
Với nhà máy phát điện từ khí metan thu gom ở bãi chôn lấp, ông David Dương cho biết sẽ phải lùi thời gian lại vì rác VN có độ ẩm khá cao nên lượng khí từ những đường ống nằm bên dưới bãi khi đưa về có lẫn nước, không đủ yêu cầu để đốt phát điện. Hiện nay khí này đang được đốt bỏ. Công ty đang đưa đội ngũ chuyên gia từ Singapore đến để nghiên cứu khoan đặt những đường ống thẳng đứng theo thiết kế mới, dự kiến đến cuối năm nay hoàn thành sẽ phát điện.
Khoảng 1 năm qua, ông David Dương - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH xử lý chất thải VN (VWS) ít xuất hiện tại VN, theo giải thích của ông là vì quá bận rộn với việc chuẩn bị cho hợp đồng thu gom và tái chế rác trên 1 tỉ USD. Hợp đồng này đã được ký kết giữa TP.Oakland và Công ty California Waste Solutions (CWS) vào ngày 22.5 vừa qua tại Tòa thị chính Oakland, bang California, Mỹ và CWS bắt đầu thực hiện hợp đồng từ ngày 1.7. Chính quyền TP.Oakland đã gửi email chúc mừng CWS đã làm tốt việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác tái chế của TP trong ngày đầu tiên thực hiện hợp đồng này.
Ông David Dương cho biết, CWS hiện có 2 nhà máy tái chế ở Mỹ. Ngay khi trúng thầu hợp đồng trên 1 tỉ USD này, công ty đã mua một khu đất rộng 21 ha để xây dựng nhà máy tái chế mới trị giá khoảng 87 triệu USD với công nghệ tiên tiến, hiện đại hơn 2 nhà máy hiện có. Dự kiến khoảng 2 năm nữa khi nhà máy mới hoàn thành, công ty sẽ đóng cửa 2 nhà máy cũ. Công suất 2 nhà máy cũ khoảng 1.800 - 2.000 tấn/ngày trong khi công suất nhà máy mới đến 10.000 tấn/ngày. Công ty cũng đã mua xe thu gom rác tái chế với đội xe 86 chiếc chạy bằng khí nén thiên nhiên (CNG) thân thiện với môi trường, trong đó 70 xe hoạt động thường xuyên, còn lại là xe dự phòng.
“Ở Mỹ rác được phân loại tại nguồn mỗi hộ gia đình có 3 thùng rác, trong đó thùng to nhất, chứa nhiều nhất là thùng rác tái chế. Hai thùng còn lại là rác để chôn lấp và rác cây xanh dùng làm phân bón. Năm ngoái, CWS đã trúng thầu thu gom và xử lý cả 3 loại chất thải nêu trên của TP.Oakland, nhưng rồi công ty đã sang nhượng 2 phần rác chôn lấp và rác cây xanh cho đối thủ của mình theo giá thu gom và xử lý mà CWS đã trúng thầu với TP” - ông David Dương chia sẻ.
Tổng giám đốc CWS cho biết kể từ khi công ty thắng thầu thu gom và tái chế rác tại TP.Oakland, việc đàm phán về các chi tiết trong hợp đồng giữa Văn phòng TP, Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở Giao thông - Công chánh và CWS đã gặp nhiều khó khăn, dẫn đến kéo dài thời gian đến 7 tháng. Trong thời gian này, CWS đã chuẩn bị trước cho việc triển khai thực hiện hợp đồng, từ việc mua đất đai, xây cất công xưởng, đến mua xe rác dùng nhiên liệu gas sạch, mua hàng trăm ngàn thùng rác mới… “Chúng tôi đã làm việc và thông qua nhiều vấn đề quan trọng của TP trong hợp đồng này, như yêu cầu xe tải thu gom chất thải tái chế phải là xe sử dụng nhiên liệu khí đốt tự nhiên; chất thải trong khi tái chế không làm ô nhiễm môi trường; thực hiện việc tuyên truyền giáo dục cộng đồng để đảm bảo chương trình thu gom phân loại rác ngay tại nguồn đã được người dân hiểu rõ và hưởng ứng tích cực” - ông David Dương chia sẻ.
Vậy là sau hơn 3 năm tham gia đấu thầu với nhiều áp lực, khó khăn, phải đối mặt với một công ty Mỹ lớn nhất thế giới về xử lý chất thải là Công ty Waste Management, CWS của người Mỹ gốc Việt cũng đã đi đến ký kết một hợp đồng trên 1 tỉ USD và bắt đầu thực hiện hợp đồng. Kết quả đó không những giữ được công việc cho nhân viên mà còn đem lại thêm nhiều công ăn việc làm mới. Hợp đồng thu gom và tái chế rác trên 1 tỉ USD với TP.Oakland là một bước phát triển mới của CWS trên đất Mỹ.
Nghiên cứu lò đốt rác thành điện
Ông David Dương
Ông David Dương cho biết ở Mỹ suất đầu tư cho lò đốt rác để phát điện rất cao và cũng khó kiểm soát được đầu ra khói thải sau khi đốt có đảm bảo 99,9% không gây ô nhiễm hay không. Ông cũng đã tính đến giải pháp đốt rác phát điện, nhưng phải nghiên cứu kỹ, sao cho lò đốt có thể kiểm soát được khói, bụi gây ô nhiễm môi trường. “Tôi đã làm việc với một công ty chuyên nghiên cứu chế tạo các lò đốt rác phát điện và đặt hàng họ chế tạo lò đốt rác đạt yêu cầu xử lý khói thải đến 99,9% không gây ô nhiễm và phải hoạt động ổn định như thế trong thời gian dài. CWS đang đàm phán mua cổ phần của công ty chế tạo này để có giá thành hợp lý cho sản phẩm lò đốt rác. VN có nhiều thành phố, thị xã có khối lượng rác ít, không thể đầu tư hệ thống xử lý rác “tới nơi tới chốn” thì có thể sử dụng công nghệ đốt rác quy mô nhỏ công suất khoảng 150 - 300 tấn/ngày với giá khoảng 30 triệu USD. Chúng tôi đang nghiên cứu sản xuất máy đốt rác như thế để mang về VN. Mục tiêu chính của tôi là sản xuất lò đốt rác tại VN, tạo công ăn việc làm cho người dân. Sản phẩm không chỉ tiêu thụ ở VN mà cho cả châu Á. Đây là một trong những chiến lược mà CWS đang hướng tới. Tuy nhiên, chúng tôi không vội mà phải nghiên cứu kỹ để làm sao sản phẩm lò đốt rác khi ra đời phải đứng vững trên thị trường. Nếu sản xuất với số lượng nhiều thì sẽ giảm được giá thành sản xuất lò đốt rác” - ông David Dương cho biết.
Những kế hoạch đầu tư phát triển mới
Ông David Dương cho biết, dự kiến đến hết tháng 7, khi công việc của hợp đồng mới ở Mỹ đi vào khuôn khổ, ông sẽ về VN lo cho những kế hoạch đầu tư phát triển mới. CWS là công ty mẹ của VWS, chủ đầu tư dự án Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước, H.Bình Chánh, TP.HCM. Ông David Dương là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CWS và VWS. Công ty của ông đã đầu tư, cung cấp các giải pháp thiết kế, xây dựng và vận hành khu xử lý - tái chế chất thải hợp vệ sinh, bảo vệ môi trường theo công nghệ tiên tiến của Mỹ, trên diện tích 128 ha, tọa lạc tại xã Đa Phước, H.Bình Chánh (TP.HCM).
Dự án đang vận hành khu chôn lấp công nghệ cao, cùng hệ thống nhà máy phân loại rác tái chế, nhà máy sản xuất phân compost, nhà máy xử lý nước công nghệ nano. Khu liên hợp có công suất tiếp nhận và xử lý đến 10.000 tấn rác/ngày, hiện tiếp nhận xử lý 5.000 tấn rác/ngày, với trên 10 triệu tấn rác đã được xử lý an toàn trong suốt 8 năm qua. Sau dự án Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước ở TP.HCM, VWS tiếp tục đầu tư dự án Khu công nghệ môi trường xanh ở Long An mang tầm quốc tế, với quy mô 1.760 ha, có chức năng xử lý tất cả các loại chất thải hiện tại và tương lai bằng công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới.
Theo ông David Dương, do công suất tiếp nhận rác của Khu liên hợp Đa Phước tăng lên 5.000 tấn/ngày, nên công ty đang mở rộng bãi chôn lấp và đầu tư gia tăng công suất nhà máy xử lý nước thải từ 1.000 m3 hiện nay lên 3.000 m3/ngày đêm (có tính đến khối lượng dự phòng) với vốn đầu tư khoảng 12 triệu USD.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.