Cục diện mới của thị trường thực phẩm đóng gói ở nông thôn

04/08/2016 14:00 GMT+7

Chinh phục thị trường nông thôn đang là cuộc đua của nhiều nhà sản xuất. Hiểu rõ được tâm lý thói quen người tiêu dùng cũng như ẩm thực vùng miền, các nhãn hàng thực phẩm đóng gói nội địa VN đang dần chiếm thế thượng phong.

Nhãn hiệu nội chinh phục người dùng nông thôn
Ông Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Phát triển Kinh doanh của Kantar Worldpanel cho biết: thị trường hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) của cả năm 2015 lẫn nửa đầu năm 2016 đều tăng trưởng với tốc độ ì ạch, chỉ xoay quanh con số 5%, quá thấp so với tốc độ 2 con số của những năm về trước. Tuy nhiên dư địa để tăng trưởng ở thị trường nông thôn vẫn còn rất lớn. Theo nghiên cứu của công ty này, trong khoảng 100 ngành hàng FMCG đang bán tại nông thôn vẫn "có đến 70% ngành hàng có mức tiếp cận người mua dưới 50%".
Tuy nhiên, ông Hoàng cũng cho rằng cuộc chơi bán hàng ở nông thôn không hề là chuyện đơn giản. Đã có nhiều chuyến hàng được chở đến khu vực này, nhưng rồi hầu như phần lớn đứt đoạn, “gãy gánh” và nhiều công ty đã phải bỏ cuộc. Khi thị trường đứng yên, hoặc sụt giảm, việc thu hút thêm người mua mới là yếu tố quan trọng cho một nhãn hàng tăng trưởng. Trong bối cảnh ảm đạm của nền kinh tế, người tiêu dùng trở nên thận trọng hơn và mua sắm thông minh hơn. Với thu nhập của một hộ dân trung bình 7 triệu đồng/tháng, người tiêu dùng nông thôn mua hàng không nhiều, nhưng họ mua có sự lựa chọn, chỉ những gì thiết thân, phục vụ đúng nhu cầu, giá cả phải chăng. Với các thực phẩm đóng gói, không chỉ là giá mà sản phẩm phải có chất lượng, hợp khẩu vị, đảm bảo vệ sinh, theo nhận xét của vị đại diện Kantar Worldpanel. Để chinh phục thị trường và người dân nông thôn, các nhãn hàng cần phải có một sự đầu tư và chuẩn bị kỹ lưỡng.
Không ít doanh nghiệp đã nhận ra điều này và đã có các chiến lược dài hạn, tập trung cho khu vực nông thôn. Báo cáo thị trường hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) của Kantar Worldpanel cũng cho thấy trong 5 nhóm ngành hàng tiêu dùng nhanh, hai nhóm chăm sóc cá nhân và chăm sóc gia đình vẫn là sân chơi của các công ty đa quốc gia, nhưng ba nhóm còn lại gồm sữa, thực phẩm đóng gói và nước giải khát đã là cuộc chơi do các công ty nội địa cầm chịch. Ở ngành thực phẩm đóng gói, “3 Miền” đã chính thức trở thành thương hiệu mì gói được chọn mua nhiều nhất ở khu vực này suốt từ tháng 9 năm ngoái đến nay.
Món ngon Việt cho gia đình Việt
Theo công bố gần đây nhất, tháng 7.2016, của công ty nghiên cứu thị trường uy tín hàng đầu trên thế giới Kantar Worldpanel: thương hiệu mì gói “3 Miền” của công ty UNIBEN là thương hiệu được người tiêu dùng chọn mua nhiều nhất trong suốt gần một năm qua, từ tháng 9 năm ngoái đến nay, ở khu vực nông thôn, với 26% số lượng gói mì được tiêu thụ, nhiều hơn 4% so với thương hiệu đứng kế tiếp, chiếm 22% doanh số. Vươn lên mạnh mẽ ổn định từ năm 2015 đến nay, mì “3 Miền” vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc ở mức 22% về số lượng, 16% về giá trị, lọt vào tốp nhãn hiệu tăng trưởng nhanh nhất tại khu vực nông thôn, và thuộc nhóm các sản phẩm được người tiêu dùng lựa chọn nhiều nhất.
Theo nhận xét của ông Hoàng, Kantar Worldpanel: từ tốc độ tăng trưởng về số lượng, giá trị, lẫn điểm tiếp cận người tiêu dùng mới, số liệu cho thấy mì “3 Miền”đã có sự tăng trưởng vượt bậc. UNIBEN có vẻ đã làm rất tốt các yếu tố quan trọng về sản phẩm, giá cả, phân phối, quảng cáo khuyến mãi và đã thành công. “3 Miền” phát triển sản phẩm theo hướng nghiên cứu hương vị của các món ăn truyền thống, tìm tòi chắt lọc từng nét đặc trưng nhất của các món ngon từ khắp ba miền, để ứng dụng vào các sản phẩm của mình, tạo ra các món ngon "đậm đà hương vị Việt”. Một nhãn hiệu khác của UNIBEN là Reeva cũng thường xuyên giới thiệu những món ăn “mới lạ, thơm ngon, bổ dưỡng”, có thể kể đến như mì lẩu nấm chua cay, một sản phẩm đang được người tiêu dùng rất ưa chuộng trong mùa Vu lan năm nay”, ông Nguyễn Ngọc Kinh Luân, đại diện của UNIBEN chia sẻ.
Được biết, từ cuối năm 2015, UNIBEN đã đưa vào hoạt động thêm một nhà máy mới tại Hưng Yên với tổng vốn đầu tư 1.000 tỉ đồng, được thiết kế bởi DWP và tư vấn xây dựng bởi Royal Haskoning DHV (Hà Lan), theo tiêu chuẩn châu Âu. Nhà máy sản xuất nước mắm, hạt nêm và thực phẩm ăn liền này được được xây dựng trên diện tích đất 6 ha, với dây chuyền sản xuất gần như tự động hóa hoàn toàn, được nhập khẩu từ Đức, Nhật Bản… mỗi năm có thể cung cấp trên 1,2 tỉ đơn vị sản phẩm, đảm bảo chất lượng cho cả thị trường nội địa và xuất khẩu.
Công bố gần đây nhất, tháng 7.2016, của công ty nghiên cứu thị trường uy tín hàng đầu trên thế giới Kantar Worldpanel: “3 Miền” của công ty UNIBEN là thương hiệu mì gói được chọn mua nhiều nhất trong suốt gần một năm qua ở khu vực nông thôn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.