Chúa tể những chiếc nhẫn

13/12/2015 21:40 GMT+7

Giải thưởng GEM vinh danh những nhà chế tác trang sức và đồng hồ khắp thế giới năm nay sẽ diễn ra vào ngày 8.1.2016.

Giải thưởng GEM vinh danh những nhà chế tác trang sức và đồng hồ khắp thế giới năm nay sẽ diễn ra vào ngày 8.1.2016. 

Một trong những ứng viên sáng giá nhất cho những giải thưởng được so sánh là Oscar của ngành kim hoàn là Sevan Bicakci - người viết lại những câu chuyện lịch sử sống động với những sắc màu văn hóa đa dạng của “quốc gia nằm ở ngã tư của các nền văn minh”- Thổ Nhĩ Kỳ.
Nếu gọi Sevan Bicakci là một nhà kim hoàn thì chẳng khác gì xem Michelangelo là một nhà điêu khắc, tờ New York Times đã bình luận như thế. Bởi Michelangelo với sự uyên bác và khả năng sáng tạo phi thường xứng danh là nhân vật thời Phục hưng. Còn hậu nhân như Bicakci đã vượt qua khuôn khổ của một nhà kim hoàn bình thường, đi tìm sự phá cách trong kỹ thuật chế tác để tái hiện lịch sử qua từng tác phẩm, đặc biệt là những chiếc nhẫn.
Chúa tể những chiếc nhẫn 2 Seven Bicakci
“Tôi sống gần chợ, gần Haghia Sophia, thánh đường Xanh, cung điện Topkapi, nhà chứa nước Basilica Cistern, nhà tắm Cemberlitas...”, Bicakci liệt kê một loạt địa danh lịch sử ở khu vực Old City - thành cổ của Istanbul khi kể về nguồn cảm hứng của mình. “Bước chân vào những nơi này hay thả bộ dọc theo những con phố ở chợ Grand Bazaar khiến tôi cảm thấy như thể đang du hành bằng chiếc máy thời gian. Đây là cách tôi chiêm nghiệm về những gì mình đang làm ở hiện tại. Tôi hẳn đã đi bộ hàng ngàn cây số như thế khi còn là một nhà kim hoàn trẻ tuổi”, ông kể lại.
Bỏ học khi lên lớp năm, lang thang làm đủ nghề vặt vãnh rồi theo học nghề vàng bạc ở một người bà con lúc 12 tuổi, Bicakci mở cửa hiệu đầu tiên của mình năm 18 tuổi, để đến ngày hôm nay người đàn ông 43 tuổi này được ngành kim hoàn thế giới vinh danh là “chúa tể của những chiếc nhẫn”.
Cái tên Seven Bicakci gắn với những chiếc nhẫn tái hiện di sản của hai đế chế từng đóng đô ở Istanbul là Ottoman và Byzantine. Những chiếc nhẫn Haghia Sophia - dấu ấn lớn nhất của người đàn ông gốc Armenia này không khác gì một Haghi Sophia thu nhỏ được xây bằng kim cương và bạch kim, nằm gọn trong một khối ngọc mài tròn. Haghi Sophia ban đầu là một vương cung thánh đường Chính thống giáo, sau đó trở thành thánh đường Hồi giáo và bây giờ là một viện bảo tàng ở Istanbul. Với vòm trần lớn, công trình mái bát úp này được xem là đại diện tiêu biểu của kiến trúc Byzantine. Hay chiếc nhẫn mang tên Gate of Hope (Cánh cổng Hy vọng) là sự kết hợp tài tình của 17 yếu tố, còn Skies Over Istanbul (Bầu trời Istanbul) được phủ một lớp khảm xà cừ tinh xảo mất hơn 18 tháng để hoàn thành.
Chúa tể những chiếc nhẫn
Chúa tể những chiếc nhẫn 1
Làm thế nào để phục dựng những công trình vĩ đại ấy? Bicakci đã “đục đẽo” những viên đá quý trong nhờ như aquamarine, thạch anh vàng hay ngọc lục bảo rồi dùng những dụng cụ y khoa của nha sĩ để khắc ở mặt trong của những viên đá này. Một quá trình phải diễn ra thật chậm và khó nhọc bởi chuyện đào sâu vào những viên đá từ ngoài vào trong rất khó kiểm soát và phải chấp nhận sự cố nứt bể. Nhưng theo lời Giám đốc sáng tạo Emre Divaler của Bicakci thì “cái khó này lại là thế mạnh của Bicakci, người thích đối mặt với thách thức và chỉ quan tâm đến yếu tố mỹ thuật khi hoàn thiện. Giá cả là điều ông ấy bỏ ngoài tai”. Bởi thế, Bicakci tự nhận: “Tôi không bao giờ làm theo đơn đặt hàng. Năng suất của xưởng chúng tôi rất thấp. Tôi thậm chí còn không có nhiều thời gian để tập trung vào những ý tưởng của riêng mình”.
Với Bicakci, giá của một chiếc nhẫn chỉ có thể được quyết định sau khi tác phẩm hoàn tất. Và thấp nhất là 10.000 USD. Mỗi năm, đội ngũ artisan của Bicakci chỉ cho ra đời khoảng 500 món trang sức - tất cả, theo lời nói của Bicakci, là “không làm nổi bật vẻ đẹp của chủ nhân”.
Chúa tể những chiếc nhẫn 4
Chúa tể những chiếc nhẫn 5
Chúa tể những chiếc nhẫn 6
Chúa tể những chiếc nhẫn 7
Chúa tể những chiếc nhẫn 8
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.