Chưa phát hiện thương lái Trung Quốc thu gom lá khoai mì

26/02/2013 14:18 GMT+7

(TNO) Theo ông Trần Quang Hành, Trưởng phòng NN-PTNN huyện Châu Thành (Hậu Giang), thương lái mua lá khoai mì chủ yếu là người dân địa phương, sau khi thu gom họ bán lại cho Công ty Phú Thành. Theo ông Hành, các ngành chức năng cũng đang tìm hiểu xem liệu có thương lái Trung Quốc sang thu gom lá khoai mì, hoặc thuê đất trồng hay không, nhưng đến nay chưa phát hiện.

>> Người dân cảnh giác với thương lái Trung Quốc
>> Khuyến cáo nông dân không trồng khoai mì bán lá

Điều đáng nói là thương lái chỉ thu mua lá và ngọn (không thu mua củ). UBND huyện đã chỉ đạo cho các nghành chức năng nhiều lần khuyến cáo người dân không nên phát triển diện tích giống khoai mì trên. Tuy nhiên, vì lợi ích trước mắt, hiện người dân vẫn tiếp tục trồng, bất chấp lời cảnh báo của ngành nông nghiệp.

Người dân cho thương lái đến lấy lá khoai mì
Người dân chờ thương lái đến lấy lá khoai mì 

Theo cán bộ bảo vệ thực vật xã Đông Phước A, việc trồng khoai mì để lấy lá và ngọn bán cho thương lái xuất hiện tại xã gần 2 năm nay. Lúc đầu chỉ có vài hộ trồng xen canh trong vườn cây ăn trái, do bán có giá và ít tốn công chăm sóc lại cho thu nhập cao nên đến nay tại xã đã có vài chục hộ trồng với diện tích khoảng 7 ha, tập trung ở 3 ấp Phước Long, Phước Hưng và Hưng Thạnh.

Theo ông Trần Quang Hành, Trưởng phòng NN-PTNN huyện Châu Thành, thương lái mua lá khoai mì chủ yếu là người dân địa phương, sau khi thu gom họ bán lại cho Công ty Phú Thành ở Khu công nghiệp Tân Phú (huyện Châu Thành A, Hậu Giang) và sau đó được sấy khô, đóng gói để xuất khẩu sang châu Phi hoặc làm phụ gia.

Theo ông Hành, công ty này thường thu gom nông sản của nông dân như gừng, bạc hà, đọt  sắn... để xuất tiểu ngạch ra nước ngoài, tùy đơn hàng, số lượng mà công ty tổ chức mua lại từ thương lái.

Ông Hành cho biết thêm, ngoài ra các ngành chức năng cũng đang tìm hiểu xem liệu có thương lái Trung Quốc sang thu gom lá khoai mì, hoặc thuê đất trồng hay không, nhưng đến nay chưa phát hiện.

Thương lái thu mua lá khoai mì
Thương lái thu mua lá khoai mì

Còn bà Đinh Thị Kim Loan, cán bộ bảo vệ thực vật xã Đông Phước A cho biết, ngoài Công ty Phú Thạnh,  thời gian gần đây có thêm công ty khác là Tân Đông tại TP.HCM cũng cho người xuống tận nơi thu mua.

Theo ngành nông nghiệp huyện Châu Thành, cây khoai mì trồng lâu năm xen canh với vườn cây ăn trái, nếu không bổ sung chất dinh dưỡng sẽ gây xói mòn đất. Tuy nhiên, nhiều người dân đều không muốn chặt bỏ vì thu nhập trước mắt.

Chưa từng xảy ra!

Ông Nguyễn Như Hải, Trưởng phòng Cây lương thực (Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT) cho biết, việc nông dân trồng khoai mì để lấy ngọn, lá bán cho thương lái chưa bao giờ xuất hiện ở trong nước. Nếu có, đây chỉ là hiện tượng xảy ra trên diện nhỏ ở các địa phương khi nông dân chạy theo lợi nhuận trước mắt.  

Theo ông Hải, khoai mì chủ yếu được bà con trồng ở vùng núi, trung du, cao nguyên với mục đích làm lương thực, thức ăn chăn nuôi hoặc làm nguyên liệu sản xuất xăng Ethanol. Do đó, nông dân cần hết sức thận trọng.  

Về góc độ khoa học, ông Hải cho biết, khi thu hoạch lá non, quá trình quang hợp của khoai mì sẽ giảm dẫn đến hậu quả là không xuống củ được hoặc nếu xuống củ thì năng suất sẽ giảm nhiều. Được biết, trong quy hoạch phát triển các vùng trồng khoai mì, khu vực ĐBSCL, trong đó có Hậu Giang không phải được quy hoạch trồng loại cây này, bởi trồng quá mức sẽ gây xói mòn, rửa trôi đất...

Tin, ảnh: Mai Trâm

>> Tạm giữ xe máy của thương lái Trung Quốc quỵt tiền mua cua
>> Thương lái Trung Quốc nợ 33 tỉ đồng tiền mua cá cơm
>> Thương lái Trung Quốc gây thiệt hại hơn 100 tỉ đồng
>> Nhiều thương lái Trung Quốc hoạt động thương mại trái phép ở VN
>> Thương lái Trung Quốc tranh mua khóm
>> Thương lái Trung Quốc thôn tính thạch dừa Bến Tre
>> Thêm nạn nhân tố cáo thương lái Trung Quốc quịt nợ
>> Điều tra vụ thương lái Trung Quốc quỵt nợ
>> Thương lái Trung Quốc quỵt nợ tràn lan
>> Vụ thương lái Trung Quốc mua cua quỵt nợ: Chuyển hồ sơ sang cơ quan công an
>> Thương lái Trung Quốc mua cua quỵt nợ
>> Không có chuyện bán sầu riêng non cho thương lái Trung Quốc

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.