'Cách mạng robot' trong nền kinh tế Trung Quốc

23/06/2015 15:27 GMT+7

(TNO) Robot có thực sự làm việc hiệu quả hơn con người? Theo nhiều nhà nghiên cứu, câu trả lời là có. Chính phủ Trung Quốc hiện tận dụng điều này để thực hiện cuộc “cách mạng robot”, tạo ra sự thay đổi trong nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.

(TNO) Robot có thực sự làm việc hiệu quả hơn con người? Theo nhiều nhà nghiên cứu, câu trả lời là có. Chính phủ Trung Quốc hiện tận dụng điều này để thực hiện cuộc “cách mạng robot”, tạo ra sự thay đổi trong nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.

Robot ngày càng tham gia nhiều trong ngành sản xuất ở Trung Quốc - Ảnh: Reuters
Theo bài viết của Đại học Uppsala (Thụy Điển) và Trường Kinh tế London (Anh) công bố hồi tháng 2, robot công nghiệp có thể làm tăng năng suất lao động, kéo tăng trưởng trung bình của một nước lên 0,37 điểm phần trăm. Nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới đã và đang tận dụng điều này, thực hiện cuộc “cách mạng robot” trong sản xuất.
CNBC cho hay tháng vừa qua, hai công ty ở phía nam tỉnh Quảng Đông - trung tâm sản xuất lớn của Trung Quốc - vừa báo cáo kế hoạch đưa robot vào sử dụng.
Hãng sản xuất linh kiện điện thoại di động Evenwin Precision Technology đang xây dựng nhà máy có sự vận hành của 1.000 robot công nghiệp. Đại diện công ty Evenwin cho hay sự thay đổi này sẽ cắt giảm đến 90% số công nhân làm việc tại nhà máy.
Nhà sản xuất thiết bị gia dụng Midea thì thay thế 14 nhân công bằng dây chuyền lắp ráp mới. Hãng này cũng có kế hoạch thay thế các giám sát viên kiểm soát chất lượng bằng robot trong tương lai gần.
Trung Quốc hiện là thị trường robot công nghiệp lớn nhất thế giới. Nước này sử dụng các loại robot do chính họ tự sản xuất.
Theo Liên đoàn quốc tế Robot, Đại lục kỳ vọng sẽ có số lượng robot công nghiệp nhiều hơn cả Bắc Mỹ và châu Âu cộng lại vào năm 2017.
Nhân viên đặt món ăn lên robot vận chuyển tại một nhà hàng ở thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy (Trung Quốc) - Ảnh: Reuters
Báo cáo gần đây của ngân hàng HSBC cho hay có 3 nguyên nhân thúc đẩy sự nâng cấp trong ngành công nghiệp Trung Quốc. “Thực trạng lão hóa lực lượng lao động, tiền lương tăng cao và sự hỗ trợ quan trọng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là ba nguyên nhân thúc đẩy ngành công nghiệp tự động hóa ở Đại lúc phát triển tích cực”, ngân hàng này cho biết.
Cụ thể, dân số Trung Quốc đang già đi nhanh chóng khiến lực lượng lao động nước này thu hẹp. Theo số liệu từ chính phủ Trung Quốc, số người trong độ tuổi lao động của nước này, tức từ 16 đến 60 tuổi, giảm 3,7 triệu người trong năm ngoái.
Thêm vào đó, hơn một nửa các tỉnh ở Trung Quốc cũng tăng lương tối thiểu lên trung bình 14,1% trong năm qua. Với ưu điểm là chu kỳ hoàn vốn ngắn, đầu tư vào robot sản xuất có hiệu quả về mặt kinh tế hơn trong bối cảnh chi phí lao động tăng cao.
Ngoài ra, kế hoạch 10 năm có tên gọi "Made in China 2025" vừa được công bố tháng trước cũng chỉ ra phương hướng thúc đẩy sản xuất ở các lĩnh vực như máy tính và robot.
Kế hoạch 5 năm thứ 13 về chính sách dài hạn mà nước này sắp công bố vào cuối năm nay cũng được cho là sẽ bao gồm việc trợ cấp và hỗ trợ thuế cho các công ty tự động hóa.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.