Bí quyết chinh phục khách hàng thời Thương mại điện tử

13/11/2018 09:00 GMT+7

Tháng 11.2018, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang vào mùa “cao điểm” cuối năm khi các trang thương mại điện tử lớn đều ồ ạt triển khai các chương trình khuyến mãi, có sự tham gia của nhiều gương mặt nổi tiếng.

Thế nhưng, mấu chốt của việc xây dựng và giữ niềm tin khách hàng thời E-Commerce còn nhờ vào việc nâng cao cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần logistics.
Tăng cường giá trị của chính sách miễn phí vận chuyển
Để khuyến khích việc mua sắm của khách hàng, các trang thương mại điện tử thường miễn phí vận chuyển cho các đơn hàng đạt mức giá trị tối thiểu nhất định. Đây là chính sách ưu đãi không hề mới đối với khách hàng của các trang thương mại điện tử. Thế nhưng, không ít người tiêu dùng hiện vẫn chưa hài lòng với chính sách ưu đãi này vì ngoài điều kiện ràng buộc về giá trị tối thiểu một lần thanh toán, mức độ đa dạng của mặt hàng được miễn phí vận chuyển cũng còn hạn chế. Để được miễn phí vận chuyển, khách hàng đôi khi phải cố gắng chọn mua các sản phẩm cùng nhãn hàng khi chưa thật sự có nhu cầu, cộng gộp hóa đơn… Thậm chí, do không tìm được mặt hàng ưng ý để mua cùng, nhiều khách hàng đành từ bỏ việc mua hàng online vì cước vận chuyển làm đơn hàng đội giá.
Cũng chính vì lý do đó, với 6 năm kinh nghiệm tham gia vào thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam và được xem như một trong những cái tên quen thuộc đối với người tiêu dùng Việt Nam, Lazada hiểu được tầm quan trọng của chính sách miễn phí vận chuyển của mình để nâng cao trải nghiệm mua sắm điện tử của khách hàng. Cụ thể, Lazada Việt Nam mới đây đã giới thiệu 8 vùng vận chuyển 0 đồng bao gồm Hà Nội, TP.HCM, Huế, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và Long An cho các đơn hàng chỉ từ 99.000 đồng.
Lazada triển khai giới thiệu 8 vùng vận chuyển 0 đồng
Lazada triển khai giới thiệu 8 vùng vận chuyển 0 đồng
Điều này tạo sự khác biệt giữa Lazada và các đối thủ khác trên thị trường thương mại điện tử khi chính sách miễn phí vận chuyển thường chỉ được khoanh vùng chủ yếu tại TP.HCM, Hà Nội. Việc mở rộng vùng vận chuyển 0 đồng cho cả Bắc, Trung, Nam và khu vực đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm cả các tỉnh, thành phố khác như Đà Nẵng, Đồng Nai, Long An giúp cho nhiều người mua hàng được tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận với sản phẩm chất lượng, đảm bảo giá thành mà không phải cân nhắc nhiều đến cước vận chuyển. Các hàng hóa cồng kềnh cũng được giao nhận dễ dàng và tận hưởng chính sách vận chuyển 0 đồng này.
Lazada cũng cho biết, trong thời gian tới, Lazada đang có kế hoạch mở rộng vùng vận chuyển 0 đồng này, xem đây là trọng tâm cho mọi hoạt động nhằm thúc đẩy đồng thời trải nghiệm mua sắm của khách hàng cũng như hoạt động chung của ngành thương mại điện tử.
Miễn phí là chưa đủ mà còn phải nhanh và đảm bảo chất lượng hàng hóa giao nhận
Người mua luôn cảm thấy hài lòng với những sản phẩm được đóng gói cẩn thận, chắc chắn, giao nhận nhanh chóng dễ dàng. Để làm điều này, các doanh nghiệp thương mại điện tử thường tập trung đầu tư vào việc nâng cấp hệ thống xử lý đơn hàng, rút ngắn thời gian giao nhận. Không chỉ dừng lại ở việc mở rộng mạng lưới đối tác giao nhận, chọn lựa và sử dụng dịch vụ của các đối tác có mặt trên khắp các tỉnh thành, có kinh nghiệm và uy tín trong việc giao nhận hàng hóa, một số sàn thương mại điện tử còn tính đến việc thành lập và phát triển độc lập các công ty chuyển phát nhanh cho riêng mình. Điển hình như việc Lazada phát triển Lazada Express và ra mắt dịch vụ này vào tháng 10.2015. Tiếp đó, lần lượt vào cuối năm 2017 và vào tháng 6.2018, Lazada Express lại đưa vào hoạt động hệ thống phân loại hàng hóa tự động, sử dụng hệ thống băng chuyền robot tại TP.HCM và Hà Nội. Các hệ thống này đều có thể vận hành suốt 24 giờ, đạt công suất 10.000 sản phẩm/giờ. Theo ông Vũ Đức Thịnh - Giám đốc Lazada Express Việt Nam, việc xây dựng mạng lưới kho vận, logistics để Lazada có thể lưu, giữ được hàng triệu mặt hàng, đảm bảo công suất phân loại, đóng gói lên đến hàng trăm nghìn kiện hàng mỗi ngày cần sự đầu tư lớn về mặt thời gian và công nghệ, bao gồm những công nghệ tiên tiến trong hệ thống quản lý vận tải, các chương trình báo cáo và dashboard theo dõi thời gian thực tế, giao diện lập trình ứng dụng (Application Programming Interface - API)… để tạo thành hệ sinh thái khổng lồ.
Công đoạn phân loại hàng bằng robot
Công đoạn phân loại hàng bằng robot
Thương mại điện tử tại Việt Nam tiếp tục là mảnh đất màu mỡ để các doanh nghiệp phát triển. Trong báo cáo về Chỉ số thương mại tử Việt Nam EBI 2018 do Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) công bố, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử năm 2017 trên 25%. Nhiều doanh nghiệp được khảo sát cho biết tốc độ tăng trưởng năm 2018 sẽ duy trì ở mức tương tự. Tuy nhiên, để xây dựng niềm tin khách hàng và tiếp tục tạo động lực mua sắm cho mức tăng trưởng kỳ vọng, tập trung cải thiện năng lực logistic vẫn sẽ là định hướng của các doanh nghiệp thương mại điện tử trong thời gian tới.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.