Bay để biết cuộc đời không chỉ được – mất – hơn - thua

16/07/2020 09:17 GMT+7

Hoạt động hàng không gần đây nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Song, bên cạnh những đánh giá tích cực, vẫn còn không ít người nhìn nhận về hàng không theo hướng tiêu cực.

Hàng không là ngành làm dâu trăm họ. Để đáp ứng nhu cầu và làm vừa lòng hàng triệu hành khách, các hãng đã liên tục mở đường bay mới với nhiều điểm đến thuận tiện, thường xuyên cung cấp những mức vé rẻ nhất, nỗ lực đem đến chất lượng dịch vụ tốt nhất… Tuy nhiên, không tránh khỏi những điều chưa vừa ý khách hàng. Chuyện này không lạ bởi đối với ngành phục vụ thì việc khen, chê rất đỗi bình thường.
Hoạt động hàng không gần đây nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Song, bên cạnh những đánh giá tích cực, vẫn còn không ít người nhìn nhận về hàng không theo hướng tiêu cực.

Hoạt động hàng không gần đây nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Song, bên cạnh những đánh giá tích cực, vẫn còn không ít người nhìn nhận về hàng không theo hướng tiêu cực.

Ảnh: H.N

Lạ ở chỗ là rất ít người hiểu rằng khách hàng cũng cần có sự trân trọng, biết ơn những người phục vụ mình. Lạ ở chỗ cách đánh giá một sự việc trong hàng không theo chiều hướng tích cực có vẻ lép vế trước những lời lẽ nặng nề, gay gắt, đôi khi có phần cay độc. Nhiều người dường như thích “soi” cái sai của các hãng hàng không hơn là nói lời khen ngợi. Nhiều sơ xuất, bất cập, dù rất nhỏ, dù khách quan, dù là nguyên nhân không mong muốn…, đều được đem ra mổ xẻ, phán xét tới mức người liên quan đến vụ việc cũng cảm thấy bị đối xử không công bằng.
Trong giai đoạn Covid-19, hàng không là ngành chịu ảnh hưởng sớm và nặng nhất. Dù vậy, các hãng hàng không vẫn thể hiện tinh thần trách nhiệm rất cao trong chiến dịch giải cứu công dân Việt Nam khỏi những vùng bị ảnh hưởng của dịch. Tất cả các hãng đều tuân thủ tuyệt đối quy định của Tổ chức Y tế thế giới, của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế để đảm bảo an toàn cho hành khách, cho tổ bay, cho phương tiện.
Mặc dù chịu ảnh hưởng của Covid-19 nhưng các hãng hàng không đã trách nhiệm trong các chuyến bay giải cứu công dân. Trong ảnh: hành khách mắc kẹt tại Myanmar trở về nước trên chuyến bay cua Vietjet

Mặc dù chịu ảnh hưởng của Covid-19 nhưng các hãng hàng không đã trách nhiệm trong các chuyến bay giải cứu công dân. Trong ảnh: hành khách mắc kẹt tại Myanmar trở về nước trên chuyến bay cua Vietjet

Ảnh: N.Q

Sau đại dịch, ít ai nghĩ rằng các hãng hàng không có thể phục hồi nhanh chóng. Không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân, hàng không đã đóng vai trò quan trọng thúc đẩy tăng trưởng du lịch nội địa giai đoạn hậu Covid-19. Một hành khách bay chuyến bay Vietjet từ Hà Nội vào Sài Gòn thời điểm sau Covid-19 đã chia sẻ: “Chuyến bay đầy khách và rất đúng giờ. Lúc ngồi trên máy bay, nghe giai điệu bài Bonjour Vietnam vang lên, tôi có cảm giác thật vui và hạnh phúc! Tôi biết ơn và trân trọng Vietjet đã tạo ra những khoảnh khắc ý nghĩa cho hàng triệu con người, trong đó có tôi, để đi trong Háo Hức và để về trong Bình An”.
Vẫn sẽ còn nhiều điều cần cải thiện, nhưng nhìn nhận một cách công bằng về những câu chuyện tích cực mà các hãng hàng không tạo ra cho cộng đồng cũng là cách để các hãng phục vụ ngày một tốt hơn.
Đó là cách nhìn của một hành khách trên facebook về Vietjet khi cho rằng “Vietjet đã làm gần hơn những nỗi nhớ, kết nối những yêu thương, làm ấm hơn những tình thân, thỏa mãn những khát vọng khám phá và trải nghiệm”. Vì thế, “hãy bay để biết cuộc đời không chỉ là được – mất – hơn – thua… mà còn là những hành trình nên có và cần có trong đời, để tầm nhìn và lý tưởng cất cánh bay cao hơn, bay xa hơn”.
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.