Bảo vệ môi trường từ phòng thí nghiệm

06/02/2015 08:00 GMT+7

Đã đến lúc cần có cơ chế khuyến khích các nhà khoa học đóng góp tri thức, chất xám vào quá trình tái tạo, quản lý và bảo vệ tài nguyên nước.

Đã đến lúc cần có cơ chế khuyến khích các nhà khoa học đóng góp tri thức, chất xám vào quá trình tái tạo, quản lý và bảo vệ tài nguyên nước.

Bảo vệ môi trường  từ phòng thí nghiệmSinh viên ngành môi trường đang thực hành tại Trường ĐH Công nghệ TP.HCM
 - Ảnh: Đ.N.T
Những ai có mặt tại buổi lễ trao học bổng và tài trợ nghiên cứu chương trình hỗ trợ tài năng trẻ Vì an ninh tài nguyên nước của Công ty TNHH Nhà máy Bia VN (VBL) đều ngạc nhiên thú vị trước một cô gái Nhật tên là Nishizuka Mako, thành viên nhóm nghiên cứu “Tổng hợp màng Chitosan/Zeolite và khảo sát khả năng phân tích kim loại nặng trong nước của màng” được nhận 100 triệu đồng tài trợ từ VBL.
“Ở Nhật, người đi đường có thể uống ở các vòi nước công cộng nhưng ở VN thì hình như không ai dám. Một điều nữa khiến tôi ngạc nhiên là người dân chưa tách bạch rác vô cơ và hữu cơ mà chỉ đổ dồn vào một thùng rác, điều này ảnh hưởng đến môi trường rất nhiều. Theo tôi, việc bảo vệ môi trường cần phải bắt đầu ngay từ những phòng thí nghiệm, bởi hơn ai hết, các nhà khoa học phải biết bảo vệ môi trường khỏi sự tấn công của các chất thải từ phòng thí nghiệm”, Mako nhấn mạnh.
Lọc nước từ... rác thủy sản
Website chương trình bảo vệ nguồn nước của VBL: http://www.1phuttietkiemtrieuniemvui.com.vn

Chị Trương Thị Cẩm Trang, giảng viên Khoa Môi trường (Trường đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM) chủ nhiệm đề tài trên, đã có nhiều năm du học tại Nhật trước khi về nước làm công tác giảng dạy. Chị Trang cho biết với ước mơ góp phần làm nguồn nước sạch hơn, thời gian qua chị đã lao vào nghiên cứu chế tạo chất xử lý nước, nghiên cứu chế tạo một loại màng từ vỏ tôm cua, rác thải của ngành thủy sản, để lọc kim loại ra nước sạch sử dụng. Bên cạnh sự có mặt của Mako, nhóm nghiên cứu 6 thành viên của chị cũng nhận được sự hỗ trợ của một giáo sư người Nhật trong việc gửi mẫu sang Nhật làm thí nghiệm.
Chị bộc bạch: “Cái khó nhất cho các nhà khoa học là thiếu kinh phí và máy móc hỗ trợ cho công tác nghiên cứu. Chính vì vậy, việc VBL quan tâm đồng hành đã động viên, khích lệ tinh thần của những người nghiên cứu trẻ rất nhiều. Tuy nhiên, điều chúng tôi thấy quý nhất là không chỉ hỗ trợ về kinh phí để thực hiện đề tài nghiên cứu, những hướng dẫn, đóng góp ý kiến của Hội đồng tuyển chọn của chương trình Vì an ninh tài nguyên nước của VBL sẽ giúp nhóm nghiên cứu đạt được kết quả tốt hơn”.
Chưng cất nước ngọt cho biển đảo
Cũng trong đợt này, đề tài “Nghiên cứu chế tạo hệ thống chưng cất nước biển thành nước ngọt” do chị Vũ Thị Hạnh Thu, Khoa Vật lý kỹ thuật (Trường đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM), làm chủ nhiệm đề tài đã nhận 150 triệu đồng từ chương trình.
Chị Thu cho biết đề tài sử dụng kết quả nghiên cứu của khoa đã thành công trước đây để tạo màng phản xạ hồng ngoại, giữ nhiệt làm nước nóng bằng năng lượng mặt trời, chưng cất nước sạch từ nước biển hoặc nước bị ô nhiễm. Đây là dự án được đặt hàng từ Trung tâm phát triển khoa học trẻ của Thành đoàn TP.HCM, nghiên cứu để đưa ra các vùng biển đảo. Theo chị, để hoàn tất một hệ thống lọc nước biển hoàn chỉnh cần phải thêm nhiều đề tài lớn hơn nữa, ước chi phí lên đến 800 triệu đồng. “Hỗ trợ của VBL ở giai đoạn đầu rất quan trọng, bởi từ đó, những nhà nghiên cứu trẻ như chúng tôi mới có động lực để thực hiện tiếp các công đoạn tiếp theo”, chị chia sẻ.
Các đề tài trên là 2 trong số 5 đề tài nghiên cứu được Hội đồng tuyển chọn của chương trình hỗ trợ tài năng trẻ Vì an ninh tài nguyên nước năm 2014 - 2015 đánh giá cao. Theo hội đồng tuyển chọn, mỗi đề tài đều có thế mạnh riêng, thể hiện nhiệt huyết của các nhà khoa học trẻ trong việc góp phần tăng cường an ninh nguồn nước của VN và làm cho cuộc sống của người dân trở nên chất lượng hơn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.