Ai hưởng lợi lớn nhất từ thỏa thuận Hy Lạp?

14/07/2015 08:46 GMT+7

(TNO) Hy Lạp và chủ nợ quốc tế vừa đạt được thỏa thuận về gói cứu trợ thứ ba. Ngay sau thông tin trên, đồng đô la Mỹ “bay cao”, một số chuyên gia cho rằng đồng bạc xanh sẽ còn tăng mạnh.

(TNO) Hy Lạp và chủ nợ quốc tế vừa đạt được thỏa thuận về gói cứu trợ thứ ba. Ngay sau thông tin trên, đồng đô la Mỹ “bay cao”, một số chuyên gia cho rằng đồng bạc xanh sẽ còn tăng mạnh. Đây là lúc người Mỹ hưởng lợi lớn nhất.

USD được dự báo là sẽ tiếp tục tăng giá trong ngắn hạn - Ảnh: Shutterstock
Theo CNN hôm 13.7, USD tăng giá sau thông tin về thỏa thuận Hy Lạp trong cùng ngày. Một số chuyên gia cho rằng đồng bạc xanh sẽ còn tiếp tục mạnh lên. Ngược lại, đồng euro, vốn đang có tỷ giá 1 EUR đổi được hơn 1,1 USD, sẽ có thể ngang giá với đồng đô la Mỹ trong tương lai gần.
Tại sao điều này xảy ra khi Hy Lạp thực sự có thể ở lại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone)? 
CNN cho hay hiện tại, kịch bản xấu nhất dành cho Hy Lạp đã bị bỏ lại phía sau, thị trường đang tập trung vào triển vọng ở nền kinh tế lớn nhất thế giới, đặc biệt là việc tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
Một số nhà phân tích thị trường cho hay Fed có thể dời việc tăng lãi suất vào tháng 9 nếu Hy Lạp rời eurozone, vì điều này có thể gây bất ổn cho thị trường tài chính toàn cầu Trước đó, một số thành viên Fed đã bày tỏ lo ngại về Hy Lạp trong cuộc họp mới nhất của Cục trong tháng 6.
Steven Englander, chiến lược gia tiền tệ tại Citigroup, nói rằng diễn biến mới nhất từ Hy Lạp cho thấy Fed vẫn có khả năng tăng lãi suất vào tháng 9.
Nếu Fed tăng lãi suất trong tháng 9, USD có thể tiếp tục tăng giá so với EUR. Lãi suất cao hơn thường dẫn đến kết quả một đồng tiền mạnh lên.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ không vội vàng trong việc tăng lãi suất hay sớm kết thúc chính sách kích thích kinh tế. ECB gần đây đã tung ra chính sách mua trái phiếu, được biết đến với tên gọi nới lỏng định lượng hoặc nới lỏng tiền tệ. Đây là điều tương tự như những gì Fed đã làm giữa cuộc khủng hoảng tài chính.
“ECB sẽ phải tiếp tục chương trình nới lỏng định lượng để ổn định nhu cầu sau những gì vừa xảy ra. Điều này sẽ gây áp lực lên EUR trong ngắn hạn”, Boris Schlossberg, giám đốc quản lý chiến lược ngoại hối của hãng BK Asset Management nói.
Nếu USD thực sự mạnh lên, đối tượng hưởng lợi nhiều nhất là người dân Mỹ, Những người muốn du lịch châu Âu có thể tìm thấy chuyến đi với giá rẻ. Giá cả hàng hóa nhập khẩu từ khu vực này vào Mỹ cũng sẽ mềm hơn. Tuy vậy, USD mạnh lên không hoàn toàn là điều tốt khi nó ăn mòn lợi nhuận của các công ty đa quốc gia và trở thành vấn đề với thị trường chứng khoán.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.