10 nền kinh tế diễn biến tệ nhất thế giới năm 2016

11/01/2016 15:24 GMT+7

Cuộc khảo sát giới chuyên gia được Bloomberg thực hiện gần đây chỉ ra các nền kinh tế sẽ diễn biến tệ nhất trong năm 2016. Venezuela, Hy Lạp và Nga là vài nước có tên trong danh sách này.

Cuộc khảo sát giới chuyên gia được Bloomberg thực hiện gần đây chỉ ra các nền kinh tế sẽ diễn biến tệ nhất trong năm 2016. Venezuela, Hy Lạp và Nga là vài nước có tên trong danh sách này.

Người dân xếp hàng mua sắm tại siêu thị Bicentenario ở thủ đô Caracas (Venezuela) hồi tháng 5.2014 - Ảnh: ReutersNgười dân xếp hàng mua sắm tại siêu thị Bicentenario ở thủ đô Caracas (Venezuela) hồi tháng 5.2014 - Ảnh: Reuters
Theo Bloomberg, đối với các nền kinh tế đã diễn biến tệ nhất trên thế giới, có ít cách để năm mới 2016 khá khẩm hơn. Kết quả khảo sát các chuyên gia kinh tế cho thấy với nhiều quốc gia, năm nay sẽ chỉ mang lại thất vọng.
Kinh tế đất nước giàu dầu thô Venezuela sẽ giảm 3,3% trong năm nay và đây là dự báo tồi tệ nhất được giới chuyên gia đưa ra trong số 93 quốc gia. Tiếp sau Venezuela là 9 nước: Brazil, Hy Lạp, Nga, Ecuador, Argentina, Nhật Bản, Phần Lan, Croatia và Thụy Sĩ.
10 nền kinh tế được dự báo là sẽ có tăng trưởng diễn biến tệ nhất trong năm 2016 - Ảnh: Bloomberg
Trong “câu lạc bộ suy thoái” - nhóm các nước mà không quốc gia và vùng lãnh thổ nào muốn gia nhập - hiện hữu một số yếu tố bất ngờ. Trong số các nước và vùng lãnh thổ có 50 - 50 cơ hội chịu hai quý suy giảm kinh tế có Đài Loan. Tốc độ tăng trưởng hằng năm của vùng lãnh thổ này giảm mạnh từ 4% trong quý 1/2015 xuống còn âm 0,6% trong quý 3/2015 vì sụt giảm trong xuất khẩu đến Trung Quốc Đại lục.
Ngay cả với mức tăng trưởng kinh tế dự báo là 1,2%, Ukraine, một trong những nước có nền kinh tế diễn biến tệ nhất năm ngoái, vẫn có nguy cơ cao trải qua năm 2016 không mấy sáng sủa hơn. Giới chuyên gia kinh tế đánh giá khả năng suy thoái của Ukraine trong 12 tháng tới là 60%.
Bốn nước Brazil, Nga, Ukraine, Argentina và vùng lãnh thổ Đài Loan có 50% khả năng rơi vào suy thoái phần nào trong 12 tháng tới - Ảnh: Bloomberg
Đến khu vực Mỹ La tinh, triển vọng tăng trưởng không khả quan với kinh tế Venezuela. Tình trạng thiếu hàng hóa cơ bản cùng giá dầu thô - sản phẩm chiếm 95% xuất khẩu quốc gia - sụt giảm khiến nước này hướng về năm thứ ba liên tiếp có tăng trưởng GDP là số âm. Tại Brazil, dự báo GDP năm 2016 kết hợp với sự sụt giảm trong năm ngoái đặt nước này vào tình trạng suy thoái sâu nhất kể từ năm 1901. Hai hãng xếp hạng tín nhiệm lớn đã hạ xếp hạng nợ của Brazil xuống mức “rác”.
Ở Argentina, Tổng thống mới đắc cử Mauricio Macri đang cố gắng kéo nước nhà tránh khỏi thảm họa kinh tế và ngăn chặn GDP sụt giảm trong năm nay. Tuyên thệ nhậm chức hồi tháng trước, ông bắt đầu xoay sở trong tình hình thâm hụt tài chính và công bố các biện pháp nhằm vực dậy tăng trưởng kinh tế.
Dù có một năm 2016 có thể ảm đạm, Hy Lạp và Nga vẫn được cho là đang đi đúng hướng để tăng trưởng trở lại - Ảnh: Bloomberg
2016 vẫn là năm đầy thách thức với Hy Lạp. Kinh tế nước này sẽ giảm 1,8% trong năm nay, khiến hàng trăm tỉ USD mà Hy Lạp đang nợ khó có thể được trả hết. Căng thẳng biên giới vì dòng người tị nạn từ Syria cũng là một trong các khó khăn mà đất nước châu Âu phải đối mặt.
Kinh tế nước Nga sẽ nằm trong vùng tiêu cực sau khi giảm khoảng 3,6% trong 9 tháng đầu năm 2015, song nước này cũng có khả năng đảo ngược tình hình được cho là có thể trở thành đợt suy thoái dài nhất trong hai thập niên. Các lệnh trừng phạt từ Mỹ và phương Tây, giá dầu thấp là hai yếu tố khiến Nga có mặt trong danh sách 10 nền kinh tế sẽ diễn biến tệ nhất năm 2016.
Cuối cùng, Phần Lan và Thụy Sĩ cũng lọt vào danh sách 10 nền kinh tế diễn biến thất vọng. Phần Lan chịu ảnh hưởng vì vị trí địa lý của họ và sự phụ thuộc vào nền kinh tế Nga, còn Thụy Sĩ thì vẫn đang bất ổn sau quyết định bỏ giới hạn nội tệ, gây ảnh hưởng xuất khẩu và du lịch.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.