Sức mạnh thép cho ngư dân - Kỳ 10: Đào tạo miễn phí cho ngư dân

28/06/2014 02:00 GMT+7

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám (ảnh) cho biết, trong chính sách sắp được ban hành có nội dung về đào tạo, chuyển giao kỹ thuật vận hành tàu vỏ thép, kỹ thuật khai thác, bảo quản sau thu hoạch theo công nghệ mới miễn phí cho ngư dân.

>>  Kỳ 9: Ngư dân cần thay đổi tư duy
>> Kỳ 8: Nên ưu tiên trước cho đánh bắt xa bờ 

* Chúng ta sẽ hỗ trợ ngư dân như thế nào để họ sớm có được những con tàu vỏ thép hiện đại?

- Độ an toàn và tính ưu việt của tàu vỏ thép so với tàu vỏ gỗ đã được khẳng định kể cả về khoa học và trong thực tiễn của nhiều nước. Chính sách hướng đến khuyến khích đóng mới tàu vỏ thép, vật liệu mới và cả tàu vỏ gỗ công suất lớn để hoạt động xa bờ (đối với cả tàu khai thác hải sản và tàu dịch vụ hậu cần) nhưng đảm bảo nguyên tắc là tàu vỏ thép, vật liệu mới được khuyến khích hơn tàu vỏ gỗ; tàu dịch vụ hậu cần được khuyến khích hơn tàu khai thác; tàu công suất càng lớn thì càng được khuyến khích hơn. Ở đây cần hiểu đúng chuyển tàu vỏ gỗ sang tàu vỏ thép là chuyển về cơ cấu tàu, tức là giảm số lượng tàu vỏ gỗ (chủ yếu là giảm tàu dưới 90 CV đang hoạt động ở vùng biển gần bờ, tăng tàu vỏ thép lớn hơn 400 CV ở vùng biển xa bờ). Về chi phí, theo các chuyên gia, giá tàu vỏ thép đóng mới gấp 1,5 đến 2 lần tàu vỏ gỗ.

 

Tôi đánh giá cao sáng kiến và hoan nghênh Báo Thanh Niên mở diễn đàn “Sức mạnh thép cho ngư dân”. Diễn đàn tạo cơ sở để các chuyên gia kỹ thuật, nhà khoa học, cán bộ quản lý và ngư dân cùng trao đổi, hiến kế để chúng ta triển khai thực hiện chính sách một cách hiệu quả, giúp cho ngư dân phòng tránh rủi ro, nâng cao thu nhập 

Thứ trưởng Vũ Văn Tám

Theo nhiệm vụ được phân công, Bộ NN-PTNN đang khẩn trương chuẩn bị hướng dẫn, quy hoạch và cơ cấu lại tàu thuyền theo nhóm nghề, ngư trường; quản lý thiết kế kỹ thuật và giới thiệu các mẫu tàu để ngư dân và địa phương lựa chọn. Ngay trong tháng 6, Bộ đã tổ chức hội thảo về thiết kế và mẫu tàu theo các nhóm nghề và đầu tháng 7 sẽ cùng 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa bàn về “tổ chức thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi giá trị” gắn với hiện đại hóa tàu cá, như là một bước khởi động mang tính đột phá để chuẩn bị triển khai nghị định của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản sắp được ban hành.

* Việc đào tạo, chuyển giao kỹ thuật vận hành tàu vỏ sắt cho ngư dân sẽ được thực hiện như thế nào và chúng ta cần làm những gì để chủ trương đóng tàu vỏ sắt đạt được kết quả như mong đợi?

- Đối với tàu vỏ thép, vật liệu mới, với trang thiết bị và ngư lưới cụ hiện đại thì việc đào tạo ngư dân có đủ khả năng vận hành các thiết bị trên tàu, thậm chí còn quan trọng hơn cả việc đóng tàu hiện đại. Vì vậy, trong chính sách tới đây ban hành có nội dung về đào tạo, chuyển giao kỹ thuật vận hành tàu vỏ thép và kỹ thuật khai thác, bảo quản sau thu hoạch theo công nghệ mới miễn phí cho ngư dân. Chúng ta phải sớm thay đổi nội dung và phương pháp đào tạo ngư dân…

Trong số 118.000 tàu cá của cả nước hiện nay có tới 99% là tàu vỏ gỗ, trong đó trên 70% tàu cá lắp máy cũ, máy bộ; khoảng 75% số tàu có công suất máy nhỏ hơn 90 CV, có nghĩa là số tàu này chủ yếu đánh bắt hải sản ở vùng ven bờ và vùng lộng, không có khả năng khai thác ở vùng biển xa bờ.

Quang Duẩn (thực hiện)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.