Vì sao nhiều người 'ngại' thực phẩm chứa gluten?

Tạ Ban
Tạ Ban
11/06/2020 10:16 GMT+7

Tại sao một số người lại “cạch” thực phẩm chứa lúa mì , bột, ngũ cốc... dù không dị ứng gluten hay mắc bệnh Celiac (không dung nạp gluten)?

Gluten là hỗn hợp của hai loại protein có trong bánh mì và bất kỳ sản phẩm thực phẩm nào có chứa lúa mì, bột, ngũ cốc... Những protein này có thể gây khó khăn cho tiêu hóa, làm nặng thêm hoặc thậm chí gây ra một số vấn đề sức khỏe, theo Cnet.
Người ta ước tính rằng 30% người Mỹ tránh gluten, nhưng chỉ một tỉ lệ nhỏ trong số những người đó được chẩn đoán mắc bệnh Celiac (không dung nạp Gluten) hoặc dị ứng gluten. Vậy tại sao nhiều người lại “cạch” gluten?

1. Sự gia tăng phổ biến của chế độ ăn Keto, Paleo và low-carb

Xu hướng theo chế độ ăn low-carb (chế độ ăn giảm cân low-card giảm lượng tinh bột khi nạp vào cơ thể) đang bùng nổ. Trong khi các chuyên gia khoa học và sức khỏe vẫn tranh luận về việc liệu bạn có thực sự khỏe mạnh khi cắt giảm carbs hay không, thì nhiều người đã ăn chế độ low-carb với mục đích giảm cân hoặc kiềm chế một số bệnh, triệu chứng.
Một số chế độ ăn phổ biến như chế độ ăn Keto và Paleo yêu cầu bạn cắt bỏ bánh mì và gluten, mục đích để hạn chế lượng carbs và tiêu thụ nhiều chất béo, khiến cơ thể chuyển sang trạng thái ketogen hay giảm tiêu thụ thực phẩm chế biến và gắn bó với thực phẩm dạng nguyên chất, theo Cnet.

2. Những lo ngại sức khỏe về gluten

Vấn đề chính của gluten là chứa protein có khả năng chống tiêu hóa ở một số người. Một số cho rằng đây không phải là vấn đề lớn, ngoài phiền nhiễu là gây ra đầy hơi hoặc khó chịu, nhưng một bộ phận chuyên gia nói nó có thể gây ra "rò rỉ ruột" hoặc viêm làm giảm tính thấm, gây ra tự miễn dịch phản ứng. Điều này xảy ra với những người mắc bệnh celiac.
Ngoài ra, gluten trong lúa mì cũng chứa chất ức chế Amylase-trypsin, được chứng minh là gây viêm trong hệ thống tiêu hóa. Agglutinin trong mầm lúa mì cũng liên quan đến các vấn đề tự miễn và viêm, theo Cnet.

3. Bệnh celiac và nhạy cảm với gluten

Bệnh celiac là một rối loạn tự miễn, trong đó, việc tiêu thụ gluten gây tổn thương cho ruột non, dẫn đến đau và khó chịu. Ruột non có nhiệm vụ giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng. Khi nó bị hỏng, bạn không nhận được những gì bạn cần từ thực phẩm bạn ăn, có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Khi bệnh celiac không được chẩn đoán hoặc điều trị, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tiểu đường, bệnh đa xơ cứng hoặc ung thư.
Ngay cả khi bạn không bị dị ứng lúa mì hoặc gluten hoặc bệnh celiac, bạn vẫn có thể bị nhạy cảm với gluten - gây ra các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, "sương mù não", đầy hơi.
Nếu nghi ngờ bản thân bị nhạy cảm với gluten, bạn có thể thử loại nó khỏi chế độ ăn uống trong một khoảng thời gian. Sau đó, ăn lại như bình thường và xem xét các triệu chứng để xác nhận đó có phải là thủ phạm đằng sau cơn đau đầu hoặc đau dạ dày mà bạn gặp phải hay không, theo Cnet.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.