Unilever - nhãn hàng VIM và hành trình nhà vệ sinh sạch khuẩn

22/11/2015 18:47 GMT+7

Ngày 21.11, tại Trường THCS Trần Thị Tiết (xã Giao Thạnh, huyện Thạnh Phú, Bến Tre), Bộ Y tế phối hợp với Quỹ Unilever Việt Nam (UVF) cùng UBND tỉnh Bến Tre tổ chức mít-ting hưởng ứng Ngày Nhà vệ sinh thế giới (19.11).

Ngày 21.11, tại Trường THCS Trần Thị Tiết (xã Giao Thạnh, huyện Thạnh Phú, Bến Tre), Bộ Y tế phối hợp với Quỹ Unilever Việt Nam (UVF) cùng UBND tỉnh Bến Tre tổ chức mít-ting hưởng ứng Ngày Nhà vệ sinh thế giới (19.11).

Đồng thời báo cáo kết quả hoạt động của “Hành trình nhà vệ sinh sạch khuẩn” giúp cải thiện điều kiện vệ sinh, nâng cao sức khỏe cho người dân Việt Nam thông qua các mô hình truyền thông và giáo dục bền vững.
Ông Nguyễn Hữu Lập, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre (áo xanh, bìa trái) cùng các đại biểu ấn nút phát động hưởng ứng Ngày Nhà vệ sinh thế giới tại buổi mít-tinhÔng Nguyễn Hữu Lập, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre (áo xanh, bìa trái) cùng các đại biểu ấn nút phát động hưởng ứng Ngày Nhà vệ sinh thế giới tại buổi mít-ting
Tham dự có hơn 500 đại biểu là đại diện Bộ, ban, ngành đoàn thể trung ương và chính quyền địa phương, người dân, tập thể thầy cô giáo, học sinh xã Giao Thạnh và hơn 30 cơ quan thông tấn báo chí đến đưa tin.
Bà Phan Thị Nguyên Thảo, đại diện Công ty Unilever Việt Nam và UVF, cho biết từ năm 2012 đến nay “Hành trình nhà vệ sinh sạch khuẩn” đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm cải thiện điều kiện vệ sinh hộ gia đình tại nông thôn và miền núi trên toàn quốc.
 Toàn cảnh buổi mít-ting Toàn cảnh buổi mít-ting
Cụ thể như chương trình (CT) “Chiến dịch Cộng đồng về Vệ sinh toàn diện” đã giáo dục tuyên truyền nhằm thay đổi hành vi cho hơn 1 triệu người nông thôn, miền núi về việc xây dựng, sử dụng nhà vệ sinh hợp chuẩn. CT “Học viện vệ sinh VIM” (có sự phối hợp thực hiện của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ VN -TƯHLHPN) đã giáo dục tuyên truyền thay đổi hành vi cho 2,5 triệu người và giúp người dân nông thôn tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi để xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn.
Sau năm đầu tiên thực hiện (2015), đã có gần 1.200 hộ gia đình tự nguyện vay vốn xây nhà vệ sinh đạt chuẩn tại hai tỉnh Bến Tre và Vĩnh Long. CT “Cải thiện điều kiện vệ sinh tại trường học” trong khuôn khổ CT “Phát triển trường học Xanh, Sạch, Khỏe” (có sự phối hợp thực hiện của Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT) đã xây dựng, sửa chữa và nâng cấp hơn 500 nhà vệ sinh trong cam kết xây dựng, cải tạo tổng số 800 nhà vệ sinh.
Học sinh trường Tiểu học Giao Thạnh rửa tay ở nhà vệ sinh mới do VIM tài trợHọc sinh Trường tiểu học Giao Thạnh rửa tay ở nhà vệ sinh mới do VIM tài trợ
Dự kiến đến năm 2018, CT sẽ giúp cho trên 100.000 học sinh tiểu học chuyển biến nhận thức và hành vi về giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. CT “Công tác phòng chống dịch bệnh” đã truyền thông nâng cao nhận thức về giữ gìn nhà vệ sinh sạch khuẩn để phòng chống dịch bệnh cho hơn 1,8 triệu người trên khắp cả nước.
Cũng theo bà Nguyên Thảo, UVF - nhãn hàng VIM đã phối hợp cùng Bộ Y tế đặt ra mục tiêu đến năm 2018, khoảng 10 triệu người VN sẽ có cơ hội sử dụng nhà vệ sinh hợp chuẩn. Đến nay, kết quả đáng mừng là đã có hơn 3 triệu người hưởng lợi từ chương trình này.
Ông Nguyễn Hữu Lập tham quan nhà vệ sinh của bà Nguyễn Thị Huề, một trong những nhà vệ sinh đạt chuẩn tại xã Giao ThạnhÔng Nguyễn Hữu Lập tham quan nhà vệ sinh của bà Nguyễn Thị Huề, một trong những nhà vệ sinh đạt chuẩn tại xã Giao Thạnh
Tiến sĩ Nguyễn Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế, cho biết Tổ chức Y tế thế giới đã chứng minh rằng sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh có thể giảm được 32% bệnh tiêu chảy. Ở nước ta, một số bệnh nguy hiểm lây truyền qua đường phân - miệng vẫn chưa được khống chế một cách triệt để, có nguy cơ bùng phát bất cứ lúc nào như tiêu chảy, tả, lỵ, giun sáng, đặc biệt là bệnh tay chân miệng trong thời gian gần đây.
Nguyên nhân chính bệnh nhân bị mắc phải do phân người phát tán ra môi trường nước, đất, thực phẩm, bàn tay bẩn hoặc qua côn trùng trung gian truyền bệnh. Hơn nữa, công tác vệ sinh môi trường kém làm tăng chi phí khám chữa bệnh, tốn mỗi năm khoảng 780 triệu USD, gây ra thiệt hại 1,3% GDP. Ngoài ra, làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thế hệ con em chúng ta, vì nó là một nguyên nhân chính làm cho tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở Việt Nam lến đến 26%. Vận động toàn dân xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, chấm dứt tình trạng đi tiêu bừa bãi là một giải pháp tận gốc cho vấn đề này.
Buổi mít-ting trên đánh dấu một bước quan trọng trong việc hợp tác giữa cơ quan Chính phủ, tổ chức phát triển và khối tư nhân để cùng nhau đạt mục tiêu về chấm dứt đi tiêu bừa bãi tại tỉnh Bến Tre nói riêng và VN nói chung trong thời gian tới, như cam kết của chính phủ VN với cộng đồng quốc tế. Những hoạt động hướng tới trường học và cộng đồng nêu trên, với sự hỗ trợ chặt chẽ của Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT, TƯHLHPN, UNICEF và các tổ chức phi chính phủ khác, một lần nữa khẳng định cam kết lâu dài và chiến lược của Công ty Unilever VN và nhãn hàng VIM trong việc cải thiện điều kiện vệ sinh tại Việt Nam.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.