Ung thư cổ tử cung: Nếu phát hiện muộn, khoảng 15% bệnh nhân sống sau 5 năm

22/10/2019 08:00 GMT+7

Năm 2018, số liệu cho thấy mỗi ngày lại có 7 phụ nữ Việt tử vong vì ung thư cổ tử cung (UTCTC). Đứng trước căn bệnh nguy hiểm này nhưng chưa đến 1/10 phụ nữ 25 - 65 tuổi tham gia sàng lọc UTCTC định kỳ.

Khi bị ung thư cổ tử cung, người phụ nữ phải chấp nhận cắt bỏ toàn bộ tử cung, hai phần phụ và khối u và chịu đau đớn vì biến chứng của điều trị cũng như là mất đi thiên chức làm mẹ. Thậm chí, nhiều trường hợp phát hiện bệnh khi đã quá trễ, tỷ lệ điều trị thành công thấp, nên thời gian sống cũng còn rất ngắn - chỉ khoảng 15% bệnh nhân sống được sau 5 năm. Ngược lại, nếu được phát hiện sớm, tỷ lệ điều trị UTCTC thành công có thể lên đến 90-95%. Vì vậy, tiêm phòng HPV và làm các xét nghiệm tầm soát ung thư định kỳ là bước quan trọng để phát hiện và điều trị sớm UTCTC.
Nhưng phương pháp xét nghiệm nào có độ nhạy cao, những lưu ý khi xét nghiệm là gì, tần suất thực hiện xét nghiệm bao nhiêu là hợp lý…? Những thắc mắc trên sẽ được TS-BS Lê Văn Hiền (Tổng thư ký Hội Sản phụ khoa TP.HCM) giải đáp trong chương trình Phát hiện sớm nguy cơ ung thư cổ tử cung - Lựa chọn nhỏ, thay đổi lớn. Đón xem vào lúc 9g, ngày 23.10.2019, tại website Báo Thanh Niên, Youtube Báo Thanh Niên và Facebook Báo Thanh Niên bạn nhé.
Bạn cũng có thể tìm hiểu thông tin tại: http://bit.ly/uNgThuctc
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.