Tránh các xung đột vợ chồng bằng cách nào?

02/09/2017 16:01 GMT+7

Tranh luận, cãi vã, la hét… là điều hoàn toàn bình thường trong cuộc sống vợ chồng, nhưng nếu mối quan hệ có quá nhiều xung đột, nguy cơ đỗ vỡ rất dễ xảy ra.

Để hôn nhân không đi đến vực thẳm, người trong cuộc cần phải nắm rõ một số quy tắc ứng xử.
Hạn chế nói to
Đối với mỗi một điều tiêu cực mà bạn nói ra, bạn cần biết rằng có thể sẽ gặp phản ứng gay gắt của bạn đời. Vì vậy, để đảm bảo vợ hoặc chồng cảm thấy được yêu thương và đánh giá cao, hãy nói chuyện với âm vực vừa phải. Song song đó, nên nuôi dưỡng mối quan hệ bằng cách nói những điều tích cực, đồng thời khuyến khích, động viên và ủng hộ những việc làm đúng và tốt của bạn đời.

Tạm dừng trước khi phản ứng
Khi sắp có phản ứng tiêu cực hoặc không đồng ý với những gì mà vợ hoặc chồng làm, cần dành một vài phút để suy nghĩ. Tạm dừng và tự hỏi mình vấn đề này có quan trọng để chống đối và đây có phải là thời điểm thích hợp để phản ứng? Trả lời được câu hỏi này sẽ giúp bạn tránh những hành vi và lời nói làm tổn thương bạn đời. Mặc dù rất khó để dừng phản ứng lại, một khi cảm xúc đã được kích hoạt. Vì thế, hãy thực hành điều này trong những khoảnh khắc bình tĩnh hơn bằng cách trong một cuộc trò chuyện không tranh cãi, tập thói quen tạm dừng trước khi nói chuyện. Lúc đầu, có thể bạn cảm thấy cứng nhắc, nhưng nếu chịu khó tập luyện, bạn sẽ cho phép mình có vài giây thu thập những suy nghĩ trước khi phản ứng.
Theo các chuyên gia tâm lý, tạm dừng trước khi phản ứng có thể ngăn chặn một cuộc xung đột xảy ra.
Xác định nguyên nhân gây tranh cãi
Cần nhận thức rõ lí do kích hoạt cơn nóng giận của bạn, từ đó sẽ giúp tránh một cuộc xung đột nảy lửa, làm tổn thương cả hai. Để không lao vào cuộc chiến, cố gắng hít thở sâu và đứng dậy bước đi nhẹ nhàng. Trong lúc đi lại, cố gắng tìm hiểu khúc mắc của vấn đề nằm ở đâu. Lúc nóng giận tốt nhất nên im lặng, chờ cơn giận hạ xuống, việc giao tiếp sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Tự hỏi lí do tại sao phải chiến đấu
Nên nhớ rằng đôi khi một cuộc cãi vã không phải xuất phát từ một vấn đề to tát, chính đáng nào cả, mà đơn giản chỉ vì đó là một ngày xấu. Thử hỏi mình tại sao lại gây nhau và cố gắng để chuyển hướng nó đi chỗ khác. Ngay sau khi nghe thấy giọng nói của mình hoặc bạn đời… leo thang, hãy dừng lại ít phút và nghỉ ngơi để lấy lại sự bình tĩnh.
Tổng kết và rút ra kết luận
Sau mỗi lần tranh luận, nên nói chuyện với bạn đời về những tranh luận đó và thảo luận làm thế nào để lần sau tránh xảy ra chuyện tương tự. Hãy cùng nhau thỏa thuận làm thế nào để ngăn chặn cuộc xung đột khi nó chớm xảy ra. Nếu bạn và đối tác thường xuyên cãi nhau về chuyện dạy dỗ con cái, các khoản chi tiêu, phân công việc nhà, đặc điểm tính cách… hãy lựa chọn thời điểm cả hai đều bình tĩnh và thương lượng các chiến lược cụ thể để đối phó với từng vấn đề thay vì nhảy dựng lên và lao vào cãi vã.
Dành nhiều thời gian bên nhau
Thể hiện lòng biết ơn mỗi ngày và tiếng cười có tác dụng ngăn chặn việc làm giảm uy tín của nhau, cũng như tránh được những cuộc cãi nhau và nhiếc móc. Theo Bodyandsoul, hạnh phúc chính nó là một liều thuốc bổ đối với cuộc xung đột liên tục.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.