Thổi bay nỗi lo bị cảm khi mang thai

05/11/2015 08:08 GMT+7

(TNO) Mùa mưa trờ tới, cũng là lúc đủ thứ bệnh cảm xuống đường “biểu tình”.

(TNO) Mùa mưa trờ tới, cũng là lúc đủ thứ bệnh cảm xuống đường “biểu tình”.

Cảm cúm là nỗi ám ảnh kinh hoàng của thai phụ - Ảnh: ShutterstockCảm cúm là nỗi ám ảnh kinh hoàng của thai phụ - Ảnh: Shutterstock
Cho đến nay, chưa có thuốc kháng sinh hay kháng vi rút nào tỏ ra hiệu quả với bệnh cảm. Tất cả những điều trị bệnh cảm hiện nay chỉ là điều trị triệu chứng là chũ yếu (giảm đau, hạ sốt, chống ngạt mũi, chống dị ứng để giảm ho và giảm tiết chất nhầy…) nhằm giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Bệnh cảm cúm hầu như không chừa một ai, đặc biệt với phụ nữ mang thai, càng trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng, bởi khác với cảm lạnh thông thường là không lây, không để lại di chứng, cảm cúm rất nguy hiểm, lây lan rất nhanh thành dịch và có thể gây dị tật cho thai nhi như: sứt môi, hở hàm ếch, thừa ngón tay, chân…
Do đó, trước khi mang bầu, hầu như bà mẹ nào cũng thường được khuyến cáo tiêm phòng cúm đầy đủ.
Tiêm phòng cúm là điều cần thiết đối với thai phụ - Ảnh: Shutterstock
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy các bệnh nhiễm trùng do vi rút có thể là cấp tính, mạn tính, tiềm tàng hoặc nhiễm trùng chậm và cũng có thể gây ung thư.
Khi vi rút nhân lên trong tế bào, nhiễm sắc thể của tế bào có thể bị gãy, phân mảnh hoặc sắp xếp lại, gây hậu quả nghiêm trọng sau khi nhiễm vi rút. Sự sai lệch nhiễm sắc thể thường chính là lí do gây tai biến cho thai nhi ở những tháng đầu.
Thời gian trung bình để các kháng thể tiêu diệt hoàn toàn vi rút cúm thường kéo dài hàng tuần, theo Health.
Do đó, người mắc cúm chỉ khỏi hoàn toàn sau khoảng 10 -14 ngày. Tuy nhiên, hậu quả để lại khi vi rút tàn phá các cơ quan nội tạng là làm người bệnh mệt mỏi, chán ăn, suy giảm sức đề kháng, cảm giác khó chịu kéo dài làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.
Do đó, các bà bầu cần thận trọng khi có những dấu hiệu cảm cúm, và nên chủ động phòng ngừa nguy cơ bị cúm khi mang thai. Một số liệu pháp tự nhiên sau có thể giúp thai phụ đối phó hiệu quả trước dịch cúm.
Tỏi 
Dùng tỏi thường xuyên sẽ có tác dụng phòng ngừa và điều trị cảm cúm rất tốt. Theo các chuyên gia y tế, ăn tỏi sống có tác dụng chống nấm, chống vi khuẩn và vi rút. Nếu không ăn được tỏi sống, có thể dùng tỏi để chế biến các món ăn. Trong quá trình mang thai, ăn tỏi nhiều hơn bình thường sẽ giúp phòng tránh cúm.
Tuy nhiên, cần lưu ý tỏi có thể thúc đẩy hiện tượng chảy máu nên những người đang dùng thuốc cầm máu phải hết sức thận trọng.
Tỏi có tác dụng phòng ngừa và điều trị cảm cúm rất tốt - Ảnh: Shutterstock
Nước chanh 
Khi có những dấu hiệu khó chịu do cảm cúm, các bà bầu hãy uống nước chanh pha với mật ong sẽ đem lại hiệu quả trong việc làm giảm đau rát cổ họng và giảm dịch nhầy.
Cháo trứng 
Nếu bị cảm cúm nhẹ, thai phụ chỉ cần ăn cháo trứng nóng, cho thêm nhiều hành hoặc tía tô vào sẽ giúp mồ hôi nhanh chóng tứa ra, từ đó cơ thể sẽ bớt uể oải. Món ăn này vừa bổ dưỡng vừa chữa khỏi cảm cúm mà không ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi.
Muối 
Khi bị cảm cúm, các bà bầu được khuyên xúc miệng bằng nước muối. Nếu muốn bệnh mau thuyên giảm, thêm một chút bột nghệ vào trong dung dịch nước muối để tăng cường hiệu quả chống viêm nhiễm.
Xông mũi 
Để giảm nghẹt mũi, lấy khăn trùm lên đầu và ghé mặt vào ly nước nóng. Muốn việc xông mũi đạt hiệu quả hơn, có thể thêm vài giọt trà xanh hay vài tép tỏi đập dập bỏ vào ly nước khi xông.
Ngoài ra, để phòng tránh cảm cúm, các bà bầu cần tích cực ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C, uống nhiều nước, giữ vệ sinh cá nhân, tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm, khi ngủ không để máy quạt thổi thẳng vào mặt, đeo vớ, quấn khăn vào cổ khi ngủ...
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.