Thiết bị mới giúp các bác sĩ luyện tập phẫu thuật phức tạp

27/11/2017 16:30 GMT+7

Các bác sĩ phẫu thuật đang phát triển một thiết bị mô hình hóa 3D mới được dùng để đào tạo thực hiện các cuộc phẫu thuật phức tạp ở trẻ sơ sinh.

Theo tờ The Herald, thiết bị này đang được các bác sĩ ở Christchurch (New Zealand) nghiên cứu phát triển.
Thiết bị sẽ giúp các bác sĩ luyện tập các cuộc phẫu thuật ít xâm lấn để điều trị rối loạn liên kết giữa thực quản và khí quản, teo thực quản bẩm sinh. Đây là hai hội chứng khá hiếm gặp ở trẻ sơ sinh, làm cho trẻ không thể bú.
Hai hội chứng này thường xuất hiện cùng với nhau. Trong 4.000 đến 5.000 trẻ sinh ra, có một trẻ bị cả hai hội chứng này.

tin liên quan

Cặp song sinh sinh non được cứu sống nhờ... ôm nhau
Sinh non vào tuần thứ 27, cặp song sinh được chẩn đoán không thể sống nổi vì hơi thở rất yếu. Tuy nhiên, thật kỳ lạ, sau khi được đặt chung vào lồng ấp và ôm choàng nhau thì chúng lại khỏe lên rất nhiều.
Tiến sĩ Jonathan Wells, trong nhóm nghiên cứu, nói với The Herald: Với các cuộc phẫu thuật truyền thống, bác sĩ phải rạch mổ mở một vết lớn ở ngực để khâu lại đoạn cuối giữa khí quản và thực quản, giúp điều chỉnh lại liên kết giữa hai bộ phận này cho phù hợp.
Tuy nhiên, phẫu thuật nội soi xâm lấn tối thiểu sẽ giảm sẹo và thời gian hồi phục nhanh, tiến sĩ Wells cho biết thêm.
Theo tiến sĩ Wells, vấn đề là làm cách nào các bác sĩ phẫu thuật có thể phát triển được nhiều kỹ năng và luyện tập được nhiều để thực hiện đúng mà không có gây ra bất kỳ nguy hiểm nào.
Phần khó nhất là khâu vì vậy thiết bị mô phỏng 3D có hình dạng như lồng ngực của em bé và tế bào bên trong như thật, rất hữu ích để giúp luyện tập phần khó này.
Nhờ vào in 3D, một hợp chất silicon đã được sử dụng để tạo nên các tế bào rất thật bên trong. Chi phí để sản xuất cũng rẻ. Ngoài ra, thiết bị này cũng dễ sản xuất.
Trước khi được đưa vào sử dụng rộng rãi, thiết bị mô hình này đang được kiểm tra để xem hiệu quả đến đâu. “Chúng tôi đã chứng minh được hiệu quả của thiết bị”, tiến sĩ Wells nói với The Herald.

tin liên quan

Sinh mổ khẩn cấp lần này, nguy cơ sinh non lần sau
Việc thực hiện giải pháp sinh mổ khẩn cấp trong giai đoạn cuối của quá trình “lâm bồn” nên được bổ sung vào danh sách những tác nhân rủi ro gây sinh non trong những lần mang thai sau này.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.