Tăng cường sức khỏe tim mạch không khó

24/02/2017 14:06 GMT+7

Bạn luôn muốn có một trái tim khỏe mạnh nhưng lại không biết cách? Dưới đây là những mẹo nhỏ được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe của tim mạch.

Ổn định đường huyết và huyết áp
Theo Rodalewellness, tiểu đường và cao huyết áp là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những biến chứng tim mạch. Suy tim, đột quỵ, tai biến... là những di chứng nghiêm trọng của 2 căn bệnh này. Do đó, kiểm tra huyết áp và đường huyết thường xuyên rất quan trọng nếu thực sự muốn có một trái tim khỏe mạnh.
Bỏ các thực phẩm chứa chất béo bão hòa
Thực phẩm chứa chất béo bão hòa là một trong những thủ phạm chính gây ra các bệnh về tim mạch. Do đó, nên loại bỏ hoàn toàn chúng khi nấu ăn. Ngoài ra, cũng nên kiểm tra lại loại dầu mà gia đình đang sử dụng. Hãy tránh xa các loại dầu thực vật đã hydro hóa một phần và thay thế chúng bằng các loại dầu dừa, dầu ôliu…
Ăn các loại quả mọng
Phụ nữ ăn các loại quả mọng như dâu và quả việt quất 3 lần/1 tuần trở lên sẽ giảm nguy cơ đau tim, theo kết quả nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Tuần hoàn.
Giảm cân
Mỡ tích tụ dày đặc ở vòng eo là một trong những yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch. Nhiều bằng chứng đã chỉ ra một vòng bụng nhỏ hơn đồng nghĩa với một trái tim khỏe mạnh hơn. Thực tế, những ai bị béo phì, nếu giảm được kích thước vòng eo xuống khoảng 5 cm, thì có thể giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành tim khoảng 10 - 15%.

tin liên quan

Hãy làm điều này mỗi ngày để giảm cân!
Tập thể dục hằng ngày là cách để quản lý cân nặng hiệu quả nhất, nhưng với những người không yêu thích thể thao hoặc lười vận động thì sẽ khó duy trì thói quen này.
Thay muối bằng gia vị khác
Ăn mặn là một trong những yếu tố nguy cơ góp phần gây ra các bệnh về tim mạch, đặc biệt là cao huyết áp. Vì vậy, tốt nhất nên tập bỏ dần thói quen này. Ngoài việc nêm ít muối khi chế biến thức ăn, cũng nên hạn chế ăn các món ăn có nhiều muối như các loại thịt ướp muối… Song song với việc hạn chế muối, tăng cường bổ sung thảo mộc và một số loại gia vị hữu ích khác. Cụ thể như gừng. Một số nghiên cứu đã chứng minh gừng là một loại gia vị cực kỳ tốt cho sức khỏe. Nó có khả năng phòng chống các cơn đau tim bằng cách giảm cholesterol LDL “xấu”, trong khi nâng cao mức HDL “tốt”. Ăn nhiều gừng cũng giúp làm hạ huyết áp, giảm nguy cơ cục máu đông...
Kết bạn
Đối với những người đã từng bị đau tim, xây dựng mối quan hệ thân thiết với bạn bè hoặc họ hàng để cảm thấy ấm lòng sẽ giúp giảm ½ nguy cơ đau tim trở lại. Một nghiên cứu của Trường ĐH Oswego (Mỹ) cho thấy huyết áp giảm khi chúng ta dành thời gian bên những người bạn hoặc vợ/chồng.
Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc
Hãy nghỉ ngơi khi cơ thể mệt mỏi. Không nên cố gắng làm việc khi cảm thấy tòan bộ cơ thể phải gồng lên để giải quyết công việc đó. Và quan trọng, nên ngủ đủ giấc (khoảng 8 tiếng/ngày). Ngủ quá nhiều hay quá ít đều có hại cho tim. Một nghiên cứu của trường Y khoa Chicago chỉ ra rằng những người ngủ ít hơn 6 tiếng một đêm có nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim cao hơn 2 lần và đối với bệnh suy tim xung huyết là 1,5 lần. Tuy nhiên, những người ngủ nhiều hơn 8 tiếng 1 đêm lại có khả năng bị đau ngực hoặc các bệnh liên quan đến động mạch vành nhiều hơn.
Cười nhiều hơn
Những người có khiếu hài hước ít nguy cơ bị bệnh tim hơn những người không cười thường xuyên, theo nghiên cứu của Đại học Maryland.
Tập yoga
Nghiên cứu cho thấy tập yoga giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như cao huyết áp, sưng viêm mạch máu và kháng insulin. Một nghiên cứu của Trường ĐH Y khoa Washington cho thấy các bệnh nhân mắc chứng rung nhĩ nếu tập yoga kèm uống thuốc sẽ giảm được một nửa số lần loạn nhịp tim so với những người chỉ uống thuốc. Mặc dù không phải là cách điều trị bệnh rung nhĩ, nhưng tập yoga ít nhất 2 lần/tuần và tập liên tục 3 tháng cũng cải thiện được sức khỏe tim mạch nhờ làm dịu mức độ lo lắng và giảm đáng kể nhịp tim lúc nghỉ. Bởi, yoga đã được chứng minh có liên quan đến khả năng hạ huyết áp và nồng độ cholesterol, cũng như các lợi ích sức khỏe đối với tim.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.