Song Hành Y Tế của AIA: ‘Phao cứu sinh’ cho nữ bệnh nhân mắc bệnh hiếm gặp

12/08/2021 16:00 GMT+7

Mắc căn bệnh chỉ 0,005% dân số gặp phải, chị Nguyễn Ngọc Ánh (26 tuổi, TP.HCM) đã vượt qua cú sốc tinh thần khi nghe tin mình mắc phải căn bệnh lạ nhờ dịch vụ Song Hành Y Tế mà AIA Việt Nam cung cấp.

Chị Ánh vẫn nhớ rõ cảm giác hoang mang khi nhận kết quả chẩn đoán bị “rò não” năm 2020. Lần đó, chị đến bệnh viện khám vì đau đầu, bác sĩ kết luận viêm xoang mạn tính. Do có tiền sử bị tai nạn giao thông gây mất khứu giác và giảm trí nhớ, chị đề nghị chụp thêm CT não và bất ngờ phát hiện não có lỗ rò. Thậm chí, lỗ rò đã giãn lớn, bác sĩ chỉ định cần sớm nhập viện điều trị, nếu không sẽ gây xuất huyết não, đột quỵ, nguy hiểm đến tính mạng.
“Khi nhận kết quả, tôi rất ngạc nhiên trước căn bệnh lạ. Tôi cảm thấy sợ và hoang mang, do bên cạnh không có người thân và không ai giải thích rõ về mức độ nghiêm trọng của căn bệnh mắc phải”, chị Ánh hồi tưởng.
 Chị Ánh chia sẻ về quá trình “Song Hành Y Tế” đồng hành cùng chị

Chị Ánh chia sẻ về quá trình “Song Hành Y Tế” đồng hành cùng chị

Rò não là căn bệnh hiếm gặp, tài liệu y khoa thế giới cho thấy ước tính chỉ xảy ra ở khoảng 5 trong mỗi 100.000 người. Việc dịch não thoát ra ngoài qua lỗ rách màng cứng não khiến phần não đệm bị chùng xuống bên trong hộp sọ, dẫn đến đau đầu. Căn bệnh hiếm gặp, thường bị chẩn đoán nhầm với chứng đau nửa đầu, viêm xoang…

Cuộc gọi từ Singapore gỡ nỗi lo về căn bệnh lạ

Không thể bấu víu vào ai, hoang mang và lo lắng, chị Ánh nghĩ ngay đến dịch vụ Tư vấn và quản trị bệnh án cá nhân “Song Hành Y Tế” do AIA Việt Nam triển khai từ giữa năm 2020. Chị Ánh cho hay, thông qua dịch vụ, mọi người sẽ có cơ hội được tham vấn bởi mạng lưới 4.000 chuyên gia cố vấn đầu ngành về y khoa và đội ngũ bác sĩ lâm sàng chuyên khoa sâu trên thế giới.
Cuộc điện thoại từ Singapore mang đến niềm hy vọng cho chị Ánh

Cuộc điện thoại từ Singapore mang đến niềm hy vọng cho chị Ánh

Gọi tới hotline của AIA Việt Nam, 15 phút sau, chị Ánh nhận được cuộc gọi từ Singapore thông báo đã kích hoạt dịch vụ “Song Hành Y Tế”. Ở đầu dây bên kia, nữ y tá và phiên dịch viên hỏi về tình trạng sức khỏe của chị qua những câu hỏi cụ thể: “Sức khỏe hiện tại thế nào?”, “Bác sĩ nào đã điều trị?”, “Đang điều trị ở đâu?”, “Phương pháp đang điều trị là gì?”…
Đồng thời, y tá đề nghị chị Ánh gửi hồ sơ bệnh án và kết quả chụp chiếu để đội ngũ y tế đánh giá chung. Sau đó, hồ sơ được gửi đến các chuyên gia thần kinh để xem xét, chẩn đoán chính xác về căn bệnh. Trong thời gian ngắn, chị đã được đội ngũ y tế quốc tế giải thích rõ ràng về căn bệnh lạ, trấn an và động viên tinh thần, tư vấn hướng điều trị phù hợp.

Tôn trọng quyết định của người bệnh

“Dịch vụ này như chiếc phao cứu sinh đến với tôi lúc hoang mang và rối ren nhất. Chỉ là những cuộc điện thoại thôi, nhưng các bác sĩ, y tá và phiên dịch viên đã dành hàng giờ tư vấn chuyên môn, gửi lời động viên quý giá cho tôi. Bác sĩ cũng đồng tình với phương án phẫu thuật của bác sĩ trong nước, nên tôi có thêm dũng cảm để ra quyết định cho tiến hành phẫu thuật”, chị Ánh chia sẻ.
Sau ca mổ não kéo dài nhiều giờ và quá trình hồi phục, chị Ánh thoát khỏi chứng đau đầu, nhưng lại phát sinh hiện tượng khác: ù tai. Chị lo lắng liên hệ chuyên gia của “Song Hành Y Tế” và được tư vấn thực hiện thêm một lần điều trị, sử dụng kỹ thuật đóng thêm một động mạch khác để xử lý triệt để, đồng thời được giới thiệu bác sĩ chuyên khoa tay nghề cao ở Việt Nam. Đến gặp trực tiếp bác sĩ này, chị được giải thích kỹ hơn về tình trạng mới, tiên lượng ca mổ thứ hai sẽ khó có khả năng hồi phục hoàn toàn và có thể gặp biến chứng trên bàn mổ bất cứ lúc nào. Khi nhận rõ các thông tin tư vấn từ 2 phía, chị yên tâm hơn và biết phải quyết định tiếp theo thế nào.
 Bệnh nhân không đơn độc trên hành trình chiến đấu với ung thư, bệnh hiểm nghèo nhờ “Song Hành Y Tế”

Bệnh nhân không đơn độc trên hành trình chiến đấu với ung thư, bệnh hiểm nghèo nhờ “Song Hành Y Tế”

Chị Ánh cho hay: “Bác sĩ của “Song Hành Y Tế” giải thích cặn kẽ và chi tiết bệnh tình của tôi, phương pháp điều trị và rủi ro khi tiến hành phẫu thuật hoặc không phẫu thuật. Bên cạnh đó, vị bác sĩ trong nước được giới thiệu cũng khuyên không nên tiến hành phẫu thuật, vì có thể gặp biến chứng. Sau khi cân nhắc, tôi quyết định chung sống với chứng ù tai”.
Phía các chuyên gia “Song Hành Y Tế” tôn trọng ý kiến của bệnh nhân và đã cho chị Ánh thêm khuyến nghị để theo dõi sức khỏe, giúp bệnh thuyên giảm như: chụp não định kỳ, không đeo tai nghe thường xuyên, hạn chế nơi có tiếng ồn, tránh làm việc căng thẳng, dành thời gian nghỉ ngơi, tập thể dục nhiều hơn.
“Song Hành Y Tế vượt quá mong đợi tôi từng nghĩ. Các bác sĩ, y tá, phiên dịch viên tận tình chia sẻ với tôi mọi lúc mọi nơi như những người bạn. Các chuyên gia quản lý bệnh án của tôi sát sao từ đầu đến cuối, họ còn tìm thêm bác sĩ uy tín tại Việt Nam để giúp tôi an tâm hơn. Sau khi dừng dịch vụ, họ vẫn cho tôi những lời khuyên tận tình, hỗ trợ lúc tôi cần. Họ đã quản trị rất tốt bệnh án của tôi", chị Ánh chia sẻ.
Tìm hiểu thêm về dịch vụ “Song Hành Y Tế”: https://www.aia.com.vn/vi/dich-vu-khach-hang/song-hanh-y-te.html 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.