Rửa tay sạch cứu sống hàng triệu người

28/12/2015 12:24 GMT+7

Rửa tay với xà phòng có ý nghĩa rất lớn trong phòng chống dịch bệnh

Rửa tay với xà phòng có ý nghĩa rất lớn trong phòng chống dịch bệnh

GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại lễ phát động Chương trình ‘Cộng đồng chung tay phòng chống dịch bệnh’GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại lễ phát động Chương trình ‘Cộng đồng chung tay phòng chống dịch bệnh’
Rửa tay sạch - thói quen cần được ưu tiên hàng ngày
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chỉ một động tác rửa tay sạch bằng xà phòng có thể giảm đến 35% nguy cơ lây truyền bệnh tiêu chảy và phòng chống nhiều bệnh khác như nhiễm khuẩn đường hô hấp, sởi, tay - chân - miệng, cúm A (H5N1, H1N1), SARS…
Rửa tay với xà phòng không chỉ bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn là hành động thiết thực phòng tránh dịch bệnh cho cả cộng đồng. Vì vậy, từ năm 2008, Liên Hiệp Quốc đã lựa chọn ngày 15/10 hằng năm là Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng, nhằm thúc đẩy nhận thức của toàn xã hội về việc giữ gìn tay sạch để nâng cao sức khỏe và phòng ngừa dịch bệnh.
Theo Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) tại VN, mỗi năm, trên thế giới, các bệnh tiêu chảy và viêm đường hô hấp cấp tính cướp đi sinh mạng của hơn 3,5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi. Rửa tay bằng xà phòng và nước, đặc biệt là vào những thời điểm quan trọng – sau khi đi vệ sinh và trước khi chạm vào thức ăn – sẽ giúp giảm 40% tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy.
Rửa tay sạch cứu sống hàng triệu người 2Các đại biểu tham gia rửa tay với xà phòng tại lễ phát động Chương trình ‘Cộng đồng chung tay phòng chống dịch bệnh’
Ở Việt Nam, vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại liên quan đến nhận thức và thực hành các hành vi vệ sinh cá nhân. Theo Báo cáo Điều tra cơ sở Quốc gia về Vệ sinh Môi trường do Bộ Y Tế và UNICEF tiến hành năm 2006 thì chỉ có 12% dân số nông thôn rửa tay với xà phòng trước khi ăn và 16% rửa tay với xà phòng sau khi đi vệ sinh. Đa số người dân nông thôn (98%) không nhận thức được việc rửa tay với xà phòng là điều cần thiết cho phòng ngừa các bệnh lây nhiễm. Mặc dù giáo dục vệ sinh cá nhân được đưa vào sách giáo khoa giảng dạy trong nhà trường về việc khuyến khích rửa tay với xà phòng sau khi đi vệ sinh, số liệu điều tra cho thấy một số địa phương chỉ có 36 % trường học có khu rửa tay và chỉ có 5% có sẵn xà phòng cho việc rửa tay.
Rửa tay sạch cứu sống hàng triệu người 3Các em học sinh tham gia rửa tay với xà phòng
Phòng bệnh “vắc xin” rửa tay sạch
Theo Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế, các hoạt động để hưởng ứng ngày Thế giới Rửa tay với xà phòng đã diễn ra tại một số tỉnh thành trong các năm qua. Các hoạt động này bao gồm các cuộc thi rửa tay ở một số trường tiểu học, hướng dẫn rửa tay sạch và Ngày hội vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân ở một số trường học. Qua đó, tạo thói quen rửa tay sạch, phòng chống dịch bệnh trong cộng đồng.
UNICEF tại VN cho biết, rửa tay có thể đóng vai trò là một biện pháp thiết yếu giúp kiểm soát các đợt bùng phát viêm nhiễm đường hô hấp thành đại dịch. Một số nghiên cứu tiến hành trong thời điểm xảy ra đợt bùng phát hội chứng suy hô hấp cấp nghiêm trọng (bệnh SARS) năm 2006 đã chỉ ra rằng nếu mọi người rửa tay trên 10 lần mỗi ngày thì có thể giảm 55% mức độ lây lan của virus đường hô hấp.
Một số nghiên cứu đã cho thấy việc rửa tay ở một số nơi như trường tiểu học và trung tâm chăm sóc bán trú có thể giúp giảm trung bình 30% tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy. Tỷ lệ thực hiện rửa tay trên thế giới vẫn ở mức thấp. Theo những gì quan sát được, tỷ lệ rửa tay bằng xà phòng ở những thời điểm quan trọng – trước khi chạm vào thức ăn và sau khi đi vệ sinh – dao động từ 0 đến 34%.
UNICEF khuyến cáo, thói quen rửa tay sạch được ưu tiên không chỉ trong một ngày, bởi thói quen đó có thể giúp ngăn chặn nguy cơ nhiễm bệnh, giảm nguy cơ tử vong do nhiễm khuẩn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc người hộ sinh và bà mẹ rửa tay bằng xà phòng giúp tăng đáng kể tỷ lệ sống ở trẻ sơ sinh, có thể tăng đến 44%.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.