Phát hiện mới về khả năng gây viêm nhiễm của Covid-19

Ngọc Quý
Ngọc Quý
31/03/2021 08:12 GMT+7

Virus SARS-CoV-2 không chỉ gây nhiễm trùng các tế bào đường hô hấp trên và phổi mà còn lây nhiễm sang các tế bào khác ở hệ tiêu hóa và mạch máu. Nghiên cứu mới đây còn phát hiện SARS-CoV-2 còn có thể gây nhiễm trùng trong miệng.

Virus SARS-CoV-2 sau khi xâm nhập vào đường hô hấp và phổi sẽ gây nhiễm trùng. Loại virus này cũng có thể lây nhiễm sang các tế bào ở một số bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như hệ tiêu hóa và mạch máu, theo Fox News.
Chưa dừng lại ở đó, một nghiên cứu mới đây phát hiện SARS-CoV-2 có thể gây nhiễm trùng cho một số loại tế bào khác nằm trong miệng. Nghiên cứu do các chuyên gia tại Viện Y tế Quốc gia Mỹ và Đại học Bắc Carolina tại Chapel Hill (Mỹ) thực hiện.
“Khả năng virus lây nhiễm đến nhiều vùng cơ thể khác nhau có thể giúp giải thích các triệu chứng mà nhiều bệnh nhân Covid-19 đang liên quan đến miệng như mất vị giác, khô miệng và loét miệng”, các nhà nghiên cứu cho biết.

Sáng 31.3: Không ca mắc Covid-19, hơn 48.200 người đã tiêm vắc xin

Phát hiện mới này cũng giúp giải thích vì sao nhiều người mắc Covid-19, không xuất hiện các triệu chứng bệnh ở đường hô hấp nhưng nước bọt lại chứa nhiều virus SARS-CoV-2. Nguyên nhân là do virus đã tấn công và gây nhiễm trùng các mô trong miệng.
Các tế bào dễ bị tổn thương trong miệng sẽ chứa các phân tử RNA, thành phần cần thiết để tạo ra thụ thể ACE2 và enzym TMPRSS2. SARS-CoV-2 lại cần ACE2 và TMPRSS2 để xâm nhập vào tế bào. Những tế bào có phân tử RNA lại xuất hiện trong tuyến nước bọt, nướu và các mô lót khác trong khoang miệng.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích mô miệng của những người khỏe mạnh để xác định những khu vực nào trong miệng dễ bị SARS-CoV-2 tấn công.
Nếu virus SARS-CoV-2 tấn công vào các mô trong miệng thì nước bọt sẽ chứa nhiều virus. Việc nuốt nước bọt sẽ khiến virus có thể lây lan sâu hơn trong cổ họng, phổi, thậm chí đến cả ruột, theo Fox News.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.