Những mẹo tránh ngộ độc thực phẩm trong dịp tết

Thiên Lan
Thiên Lan
10/02/2021 09:14 GMT+7

Ngộ độc thực phẩm là một tình trạng tồi tệ mà không ai muốn phải đối mặt, nhất là vào những ngày tết.

Ngộ độc thực phẩm là một vấn đề phổ biến, tuy nhiên nó cũng là một vấn đề thường có thể được ngăn ngừa, theo Express.
Nhiều trường hợp nhẹ và có thể khỏi bệnh mà không cần điều trị. Nhưng một số trường hợp có thể nghiêm trọng đến mức có thể phải nhập viện và với đại dịch Covid-19 như hiện nay, điều này lại càng thêm phức tạp.
Làm thế nào bạn có thể tránh ngộ độc thực phẩm trong những ngày tết?
Một nghiên cứu được công bố trên Viện Y tế Quốc gia của Thư viện Y khoa Mỹ, đã liệt kê những mẹo để tránh ngộ độc thực phẩm.
Những điểm chính cần nhớ bao gồm:

1. Rửa tay

Nên rửa tay bằng xà phòng trong những thời điểm quan trọng sau đây vì bạn có khả năng bị nhiễm và lây lan vi trùng:
• Trước, trong và sau khi chuẩn bị thức ăn, đặc biệt là trước và sau khi xử lý thực phẩm sống.
• Trước khi ăn.
• Sau khi xử lý thức ăn cho vật nuôi hoặc đồ ăn cho vật nuôi hoặc chạm vào vật nuôi.
• Sau khi đi vệ sinh hoặc thay tã cho bé.
• Sau khi chạm vào rác.
• Trước và sau khi chăm sóc người bệnh.
• Trước và sau khi điều trị vết đứt hoặc vết thương.
• Sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi.

2. Giữ các bề mặt sạch sẽ

Đảm bảo mặt bàn, dụng cụ nấu ăn và đồ nướng phải sạch sẽ trước khi sử dụng.
Sau bữa ăn, hãy lau sạch bàn ghế và dụng cụ nấu nướng, theo Express.

3. Rửa kỹ trái cây và rau sống

Trái cây tươi và rau sống nên được rửa kỹ dưới vòi nước đang chảy.

4. Nấu chín kỹ

Nấu chín kỹ thực phẩm, các loại thịt, đặc biệt là thịt gia cầm, hải sản và trứng, nhằm tiêu diệt vi trùng có hại.

5. Để riêng thịt sống và thức ăn chín

Những mẹo hàng đầu về cách tránh ngộ độc thực phẩm trong ngày tết1

Sử dụng thớt, đĩa và các dụng cụ khác riêng để xử lý thực phẩm sống và chín

Khi chế biến thịt sống và thịt gia cầm, hãy để tránh xa thức ăn đã nấu chín, trái cây tươi và rau quả.
Hãy cẩn thận không để nước nhỏ giọt từ thịt sống và thịt gia cầm hoặc đồ biển sống và trứng chạm vào đồ chín, trái cây và rau quả.
Sử dụng thớt, đĩa và các dụng cụ khác riêng để xử lý thực phẩm sống và chín.
Rửa thớt và dao bằng xà phòng diệt khuẩn và nước ấm sau khi xử lý thịt, gia cầm, hải sản hoặc trứng sống.

6. Không để thức ăn ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ

Giữ thức ăn nóng trên 60°C và thức ăn nguội trong tủ lạnh dưới 4°C, theo Express.
Đặt nhiệt độ tủ lạnh từ 2 độ C đến 4 độ C. Hầu hết các vi khuẩn có hại không thể phát triển ở nhiệt độ thấp.
Cho dù thức ăn mới nấu xong hay thức ăn thừa, đều không được để ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ.

7. Hâm nóng kỹ thức ăn thừa

Khi dùng lại thức ăn thừa, hãy hâm nóng kỹ thức ăn đảm bảo nhiệt độ trên 75 độ C - tức là cảm thấy “nóng hổi”, trộn đều khi hâm.

8. Đậy kỹ thức ăn bằng màng bọc thực phẩm

Bảo vệ thực phẩm khỏi côn trùng và bụi bẩn.

9. Phụ nữ mang thai cần thận trọng hơn

Phụ nữ mang thai có nhiều nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm, vì vậy hãy cẩn thận hơn.
Phụ nữ mang thai không nên ăn các loại thịt nguội đang lạnh vì có thể chứa vi khuẩn listeria - có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng, mà nên hâm nóng đến 75 độ C, để tiêu diệt vi khuẩn.

10. Uống đủ nước

Giữ đủ nước là một trong những điều quan trọng nhất để giúp giải độc thực phẩm.
Các chuyên gia y tế cho biết, uống nước rất cần để giúp cơ thể chống lại các tác động nhiễm độc.
Nôn mửa và tiêu chảy có thể gây mất nước, vì vậy uống từng ngụm nước nhỏ sẽ giúp ích rất nhiều.
Đồ uống có chứa chất điện giải như đồ uống thể thao cũng là chìa khóa và là một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa mất nước, theo Express.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.