Những điều cần biết về hội chứng 'trái tim tan vỡ'

12/04/2017 19:14 GMT+7

Phụ nữ thường dễ bị tác động về tình cảm, cảm xúc hơn nam giới. Đây là nguyên nhân tại sao hội chứng 'trái tim tan vỡ" (broken heart syndrome) thường xuất hiện ở nữ giới sau những kích thích mạnh về tình cảm và tâm lý.

Mất vài ngày đến vài tuần để phục hồi
Hội chứng này có thể tự hết sau thời gian ngắn, nhưng cũng có thể khiến người bệnh tử vong. Đây là một hội chứng căng thẳng cơ tim cấp tính, được “kích hoạt” do các tổn thương tình cảm, cảm xúc của người bệnh.
Theo Mayoclinic, chẩn đoán ban đầu, các bác sĩ thường nhận định đây là một cơn nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, bằng phương pháp điện tâm đồ ECG, rất dễ nhận ra đây là hội chứng “trái tim tan vỡ” chứ không phải là cơn nhồi máu cơ tim. Trong một số trường hợp, hội chứng này khiến cho chức năng tim bị suy yếu. Người bệnh cần được chăm sóc tim mạch chuyên sâu để phục hồi sớm. Thời gian phục hồi có thể kéo dài một vài ngày đến vài tuần.
Các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân dẫn đến hội chứng trái tim tan vỡ có thể là do phản ứng của cơ thể tiết ra một lượng lớn adrenaline.

tin liên quan

Những thói quen không tốt cho sức khỏe
Khoảng 45,4% ca tử vong do bệnh tim, đột quỵ ở Mỹ có liên quan đến việc ăn quá nhiều hoặc quá ít một số thực phẩm, theo một nghiên cứu mới được công bố trên Hiệp hội Y khoa Mỹ.

Nguyên nhân gây hội chứng “trái tim tan vỡ”
Hiện các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác của hội chứng “trái tim tan vỡ”, nhưng có một số giả thuyết cho rằng sự đột biến lượng hormone adrenaline là nguyên nhân. Ngoài nguyên nhân do kích động về mặt tình cảm, cảm xúc, một số loại thuốc cũng có thể gây ra hội chứng này, như: Epinephrine - được sử dụng để điều trị dị ứng nghiêm trọng hoặc cơn hen nặng, Duloxetine - dùng trong điều trị các vấn đề thần kinh ở những người bị bệnh đái tháo đường hoặc trầm cảm, Venlafaxine - điều trị trầm cảm, Levothyroxin - trị bệnh tuyến giáp.
Triệu chứng của hội chứng “trái tim tan vỡ” gồm đau thắt ngực, lồng ngực có cảm giác bị đè nén, khó thở và cảm giác cơ thể chuẩn bị phát nổ. Bất cứ cơn đau ngực kéo dài nào đều có thể là dấu hiệu của một cơn nhồi máu cơ tim. Do đó, cần phải gọi cấp cứu ngay hoặc nhờ người thân, bạn bè đưa đến bệnh viện ngay khi xuất hiện các triệu chứng kể trên.

tin liên quan

Sự thật thú vị về chỉ tay
Theo thuật xem tay cho rằng những đường chỉ tay của một người có thể thể hiện sức khỏe và đôi khi là số phận của chúng ta. Nhưng sự thật về những đường chỉ tay này còn bắt nguồn từ khoa học mà ít người biết.

Biến chứng của hội chứng “trái tim tan vỡ”
Trong trường hợp hiếm gặp, hội chứng “trái tim tan vỡ” có thể gây tử vong cho người mắc phải. Tuy nhiên, hầu hết những người đã từng mắc hội chứng này đều nhanh chóng phục hồi và không để lại hậu quả lâu dài. Theo các chuyên gia y tế, biến chứng của hội chứng “trái tim tan vỡ” có thể phải đối mặt là phù phổi, huyết áp thấp, rối loạn nhịp tim. Không có điều trị nào là chuẩn cho hội chứng “trái tim tan vỡ”. Đa số người bệnh sẽ tự hồi phục trong khoảng vài ngày đến một vài tuần.
Do các triệu chứng của hội chứng “trái tim tan vỡ” rất giống với một cơn nhồi máu cơ tim nên người bệnh có thể được điều trị bằng một số loại thuốc điều trị tim mạch. Những loại thuốc này có tác dụng giúp tim giữ được bình tĩnh, giảm khối lượng công việc mà tim phải thực hiện. Điều trị bằng thuốc còn giúp bệnh nhân ngăn chặn các cơn đau thắt ngực tiếp theo, hạn chế nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm.

tin liên quan

Sơn nữ biến thành bà già vì bệnh lạ
Khó mà nói hết sự kinh ngạc của chúng tôi trong lần đầu tiên gặp chị ở ngôi nhà nhỏ trên núi hôm ấy. Nhìn chị, không ai nghĩ được ở hình dáng ấy là một phụ nữ 34 tuổi. 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.