Ngón tay bị cụp

30/09/2009 15:27 GMT+7

Tôi 48 tuổi, bị đau cổ tay 4-5 tháng nay. Đã uống đủ thứ thuốc, đi siêu âm bác sĩ nói bị viêm bao gân duỗi ngón cái tay phải, uống thuốc thì hết đau nhưng hết thuốc thì đau lại. Hiện giờ tôi đã hết đau ở cổ tay nhưng tay còn yếu và thỉnh thoảng bị cụp ngón tay trỏ, giống như gân bị rút lại, phải xoa bóp một lát mới trở lại như cũ. Xin bác sĩ chỉ cách điều trị cho đúng. Xin cảm ơn

Một bạn đọc

- Trước hết, xin nói về tình trạng cụp ngón tay trỏ là do bạn bị viêm hẹp bao gân gấp ngón tay trỏ. Bệnh lý này có nhiều tên gọi khác nhau như viêm hẹp gân gấp, ngón tay cò súng, ngón tay lò xo, ngón tay bật. Bình thường các ngón tay có hai sợi gân gập chạy trong những vòng xơ được gọi là ròng rọc, nhằm giúp gân bám sát xương để tăng lực gấp của gân và làm gân không bị bật ra khỏi xương bàn tay khi gấp các ngón tay.

Bệnh xảy ra khi một đoạn của gân gập bị xơ hóa phồng lên làm vòng gân trở nên bị hẹp thứ phát. Nếu bệnh diễn tiến lâu ngày, cọ xát sẽ gây viêm làm ròng rọc cũng bị xơ hóa và gây hẹp thật sự.

 Nốt xơ trong gân gập, nguyên nhân gây ra bệnh ngón tay bật (ngón tay giữa

Nốt xơ trong gân gập, nguyên nhân gây ra bệnh ngón tay bật (ngón tay giữa)

Biểu hiện lâm sàng: ban đầu bệnh nhân cảm thấy đau mơ hồ vùng gan tay, ấn đau vùng nếp gấp xa của gan bàn tay tương ứng với ngón bị đau. Ngón tay co vào duỗi ra khó khăn. Diễn tiến lâu hơn, ngón tay co vào được nhưng duỗi ra không được, khi cố duỗi sẽ kêu một tiếng “bựt” và ngón tay duỗi ra đột ngột. Có bệnh nhân mô tả giống như đầu con bửa củi. Nặng hơn là tình trạng ngón tay không thể co sát vào được.

Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở ngón cái. Bệnh nhân đặc biệt bị đau khi gập ngón cái vào lòng bàn tay và bẻ cổ tay về phía ngón út.

Về điều trị, khi gân và ròng rọc bị viêm, thầy thuốc sẽ cho thuốc kháng viêm giảm đau, kết hợp với việc bất động ngón tay hay cổ tay tùy gân nào bị, sau đó là giai đoạn tập nhẹ nhàng cử động ngón tay. Khi không bớt có thể tiến hành tiêm corticoid vào vùng nằm giữa gân và ròng rọc. Thông thường các biện pháp này có thể giải quyết vấn đề.

Tuy nhiên có một số bệnh nhân do để quá lâu hay không đáp ứng cách điều trị trên sẽ được mổ làm rộng ròng rọc để gân chạy qua. Đây là cuộc tiểun phẫu ên cũng ít để lại di chứng. Bạn có thể tham khảo và chọn lựa phương pháp điều trị sau khi đã có tư vấn của bác sĩ chấn thương chỉnh hình. Mỗi phương pháp đều có ưu, khuyết điểm của nó.

Chúc bạn có được chọn lựa chính xác.

Theo Bài và ảnh: BS TĂNG HÀ NAM ANH / Tuổi Trẻ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.