Nghe nhạc buồn giúp giải sầu hiệu quả

16/04/2017 16:05 GMT+7

Nhiều người cho rằng khi buồn thì nên nghe nhạc rock để giải sầu. Nhưng các nhà khoa học đã chứng minh điều ngược lại.

Thể loại nhạc bạn chọn để nghe giải sầu là rock hay nhạc nhẹ? Thật khó để chọn nhỉ? Nhưng các nhà khoa học đã làm thay bạn việc đó rồi. Một nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí Scientific Reports cho thấy lựa chọn nghe nhạc buồn có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn, đặc biệt là nếu bạn có chút nghẹn ngào hoặc thậm chí rơi nước mắt, theo Men's Health.
Theo đó, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu những người tham gia khảo sát trả lời các câu hỏi về xu hướng phản ứng với âm nhạc, bao gồm số lần họ nổi da gà, rùng mình, có cảm giác muốn khóc, hay những khi nghẹn ngào xúc động.

Sau khi nhận được các câu trả lời, họ chia nhóm người tham gia khảo sát thành hai nhóm. Một nhóm nói có cảm giác ớn lạnh và nhóm còn lại cho biết đã bật khóc. Sau đó mỗi người được cho nghe 6 bài hát để thử thêm cảm giác khác, trong đó có 3 bài họ tự chọn. 
Nên nghe nhạc khi căng thẳng Ảnh minh họa: Shutterstock

Các nhà khoa học đã khám phá ra rằng những bài hát khiến những người tham gia khảo sát rơi nước mắt có thể giúp họ cảm thấy dễ chịu hơn so với tâm trạng trước khi nghe các bài hát đó. Vậy là những lúc buồn chán, bạn đã có thể biết mình cần chọn loại nhạc gì rồi đấy!

tin liên quan

Giảm bớt lo âu đâu cần dùng thuốc
Không cần phải tốn tiền triệu vào bệnh viện nhờ bác sĩ thăm khám, bạn có thể áp dụng nhiều cách tự nhiên để 'cắt cơn' lo lắng quá mức vì áp lực cuộc sống. 
Từ lâu, sự hữu ích của âm nhạc đối với tâm trạng và sức khỏe tinh thần của con người đã được các nhà nghiên cứu chứng thực. Huấn luyện viên Dalton Wong, tác giả quyển sách về giảm stress The Feelgood Plan, khuyên rằng việc nhảy theo điệu nhạc dù chỉ trong vòng 60 giây cũng sẽ giúp cải thiện tâm trạng đáng kể. Còn nếu không có không gian riêng để nhảy thì bạn hãy thưởng thức nhạc bằng tai nghe và nhịp chân theo một lúc, để làm tan biến mệt mỏi và căng thẳng, trích chỉ dẫn từ một nghiên cứu của Đại học Sam Houston (Mỹ).
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.