Ngày mới với tin tức sức khỏe: Những vật bất ly thân nào lây bệnh cho bạn?

20/06/2021 00:19 GMT+7

Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe : 'Sâu tai' là gì mà chuyên gia khuyên không nghe nhạc trước khi đi ngủ?; 7 vật dụng cá nhân có thể lây bệnh cho bạn ...

Bạn có biết điều gì khiến chúng ta không đói sau khi thức dậy vào buổi sáng? Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để biết lời giải cho câu hỏi này nhé!

7 vật dụng cá nhân có thể lây bệnh cho bạn 

Các vật dụng cá nhân của chúng ta có thể bẩn hơn chúng ta nghĩ. Trong đại dịch Covid-19, việc vệ sinh và hạn chế sự lây truyền của vi khuẩn thậm chí còn quan trọng hơn rất nhiều.

Điện thoại chúng ta sử dụng hằng ngày có thể bị dính rất nhiều vi khuẩn gây bệnh

Shutterstock

Điện thoại. Theo tiến sĩ Charles Gerba, nhà vi sinh vật học của Đại học Arizona (Mỹ), điện thoại có thể bị dính mọi thứ từ phân đến tụ cầu vàng nguy hiểm MRSA.
Nên lau điện thoại bằng khăn lau có cồn ít nhất một lần một ngày.
Túi hoặc ba lô. Nhiều người thường mang túi xách hoặc ba lô đi khắp nơi và đây là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn bám vào túi.
Hãy vệ sinh và phơi nắng túi thường xuyên để tránh ẩm mốc và tích tụ vi khuẩn.
Chai nước. Nếu bạn vẫn luôn mang theo một chai nước để uống, bạn nên dùng bình inox.
Nhựa là môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật bám dính, tích tụ và phát triển. Trong khi kim loại có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
Mặc dù không phải tất cả các loại vi khuẩn này đều có thể gây bệnh, nhưng hãy sử dụng bàn chải để cọ rửa bên trong chai nước của bạn hằng ngày. 4 vật dụng cá nhân còn lại có thể lây bệnh cho bạn sẽ có trên trang sức khỏe ngày 20.6.

'Sâu tai' là gì mà chuyên gia khuyên không nghe nhạc trước khi đi ngủ?

Nhiều người có sở thích nghe nhạc trước khi đi ngủ. Thế nhưng, thói quen này có thể làm gián đoạn giấc ngủ, khiến họ khó có giấc ngủ ngon. Nguyên nhân của tình trạng này không phải ai cũng biết.

Nghe nhạc trước khi ngủ có thể khiến trong đầu liên tục lặp đi lặp lại một giai điệu bài hát, từ đó gây khó ngủ

Ảnh minh họa: Shutterstock

Khi nghe nhạc quá gần giờ đi ngủ, người nghe dễ trải qua một hiện tượng gọi là “sâu tai” (earworm), tức một bài hát liên tục lặp đi lặp lại trong tâm trí một cách không chủ ý. Sâu tai có thể xuất hiện khi nghe nhạc có lời và không lời. Đoạn bài nhạc lặp lại liên tục trong đầu thường là đoạn hay nhất.
Đây chính là nguyên nhân khiến việc nghe nhạc trước khi ngủ sẽ tác động tiêu cực đến giấc ngủ, các nhà khoa học tại Đại học Baylor (Mỹ) tiết lộ trong nghiên cứu mới đây.
Nghiên cứu so sánh chất lượng giấc ngủ của những người bị sâu tai và những người không bao giờ gặp tình trạng này. Các nhà khoa học đã thực hiện rất nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, từ khảo sát về chất lượng giấc ngủ, thói quen nghe nhạc, tần suất họ bị sâu tai đến các thực nghiệm trong phóng thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 20.6

5 nguyên nhân khiến bạn không đói sau khi thức dậy vào buổi sáng 

Điều gì khiến chúng ta không đói vào buổi sáng đến mức không ăn sáng? Dưới đây là 5 lý do có thể khiến bạn không cảm thấy đói vào buổi sáng:

Đào, hạnh nhân, sữa chua và yến mạch là những thực phẩm lành mạnh cho bữa sáng

Shutterstock

Ăn nhiều chất béo hoặc protein vào buổi tối hôm trước. Một trong những lý do chính khiến chúng ta không cảm thấy đói khi thức dậy là do chúng ta đã ăn một bữa tối giàu chất béo hoặc protein hoặc đồ ăn nhẹ vào đêm hôm trước. Những chất dinh dưỡng đa lượng này có thể làm chậm quá trình tiêu hóa của dạ dày và giúp chúng ta cảm thấy no lâu hơn, ngay cả vào sáng hôm sau.
Đặc biệt, protein cũng có thể làm thay đổi đáng kể mức độ hormone điều chỉnh cảm giác đói và thèm ăn, bao gồm ghrelin, peptide giống glucagon-1, peptide YY và cholecystokinin.
Tương tự, các bữa ăn nhiều chất béo có thể làm thay đổi mức độ của một số hormone liên quan đến cảm giác thèm ăn và cảm giác no, dẫn đến giảm cảm giác đói. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để biết 4 nguyên nhân còn lại khiến bạn không đói sau khi thức dậy vào buổi sáng
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.