Ngày mới với tin tức sức khỏe: Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ bệnh tim?

31/08/2021 00:14 GMT+7

Nhóm thực phẩm nào có thể giúp chúng ta giảm một nửa nguy cơ mắc bệnh tim? Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem câu trả lời bạn nhé!

F0 nào được nhận thuốc kháng vi rút Molnupiravir?; Câu chuyện về một thai phụ suýt chết vì không tiêm vắc xin Covid-19; Tiêu diệt SARS-CoV-2 bằng phiên bản lỗi của chính nó... là những thông tin bạn đọc có thể xem khi bắt đầu ngày mới 31.8 với tin tức sức khỏe!

Chế độ ăn này giúp giảm hơn một nửa nguy cơ bệnh tim

Nghiên cứu mới phát hiện ra rằng tuân theo chế độ ăn này có thể tăng cường sức khỏe tim mạch.

Những người ăn chủ yếu là thực vật, có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn 52%

SHUTTERSTOCK

Sau đây, theo 2 nghiên cứu mới, ăn nhiều hơn loại thực phẩm này có thể giảm một nửa nguy cơ mắc bệnh tim. Đó là chế độ ăn chủ yếu là thực vật.
Nghiên cứu đầu tiên được công bố gần đây trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, đã khẳng định rằng, ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật có thể giảm một nửa nguy cơ mắc bệnh tim. Nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 4.946 người trong độ tuổi từ 18 đến 30 đã tham gia vào nghiên cứu về nguy cơ bệnh động mạch vành ở người trẻ, mang tên CARDIA. Những người tham gia nghiên cứu đã được theo dõi sức khỏe với 8 lần kiểm tra, theo dõi trong suốt 30 năm.
Kết quả cho thấy những người ăn chủ yếu là thực vật, gồm rau, trái cây, đậu, ngũ cốc thô và các loại hạt - có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn 52%. Nội dung nghiên cứu thứ hai sẽ có trên trang sức khỏe ngày 31.8.

F0 nào được nhận thuốc kháng vi rút Molnupiravir

Trong mục Hỏi nhanh về Covid-19 kỳ này nhận được câu hỏi từ bạn đọc như sau: Tôi nghe nói F0 tại TP.HCM sẽ được phát thuốc thuốc kháng vi rút Molnupiravir. Vậy trường hợp nào mới được nhận thuốc. (Thủy Tiên, 28 tuổi, TP.HCM).

 

Shutterstock

Theo hướng dẫn của Sở Y tế TP.HCM, đối tượng được nhận thuốc là người có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính (RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên), độ tuổi từ 18 - 65 tuổi và đồng ý tham gia chương trình sử dụng thuốc Molnupiravir có kiểm soát tại cộng đồng cho người mắc Covid-19 có triệu chứng ở mức độ nhẹ (theo mẫu cam kết đính kèm).
F0 có triệu chứng nhẹ gồm có các triệu chứng như: sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi, nhịp thở < 20 lần/phút, SpO2> 96% khi thở khí trời và không có các dấu hiệu viêm phổi hoặc thiếu ô xy.
Sở Y tế TP.HCM đã phân bổ số lượng và hướng dẫn quy trình tiếp nhận, cấp phát thuốc Molnupiravir cho các quận, huyện, thành phố Thủ Đức tại công văn số 6009/SYT-NVD ngày 26.8.2021, đề nghị các Trung tâm Y tế khẩn trương tiếp nhận và cấp phát từng người F0 đang cách ly tại nhà trên địa bàn quản lý, đảm bảo đúng người, đúng đối tượng theo hướng dẫn. Phần giải đáp tiếp theo sẽ có trên trang sức khỏe ngày 31.8.

Sử dụng nhà vệ sinh ra sao khi trong nhà có bệnh nhân Covid-19 | BÁC SĨ ƠI số 12

Câu chuyện về một thai phụ suýt chết vì không tiêm vắc xin Covid-19 

Một phụ nữ ở Mỹ vì mang thai nên quyết định không tiêm vắc xin Covid-19. Nhưng không may, cô lại bị nhiễm bệnh và hôn mê.

Hiện cô Kassidy Hazelton dần bình phục và có cơ hội nhìn mặt con mình

Shutterstock

Cô Kassidy Hazelton, 37 tuổi, đang mang thai và phát hiện mình dương tính với Covid-19 vào tháng 5.2021. Chỉ vài ngày sau, bệnh tình chuyển biến nặng khiến cô phải nhập viện.
Các bác sĩ tại bệnh viện Tucson ở thành phố Tucson, bang Arizona (Mỹ) phải đưa cô vào trạng thái hôn mê. Chẩn đoán cho thấy rất có thể cô Hazelton đã bị nhiễm nấm phổi trước khi mắc Covid-19. Chính điều này khiến bệnh tình của cô tiến triển nặng và có nguy cơ tử vong cao.
Vì Hazelton đang hôn mê nên các bác sĩ lo ngại đứa con trong bụng cô sẽ chết. Do đó, gia đình đã đồng ý cho bác sĩ mổ lấy thai. Cậu bé chào đời và được đặt tên là Kash.
“Các bác sĩ lúc đó muốn giữ đứa bé trong bụng tôi càng lâu càng tốt. Tuy nhiên, sức khỏe của tôi lại không tiến triển, nên bác sĩ quyết định cho bé chào đời sớm”, cô Hazelton kể lại. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm câu chuyện này!
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.