Mọi thứ mất đi đều có thể thay thế được, ngoại trừ điều này...

10/08/2018 13:30 GMT+7

Mất người yêu, tìm người khác phù hợp hơn. Mất tiền, kiếm lại được. Xe hư, bạn có thể sửa. Nhà sập, bạn vẫn có thể cất lại. Nhưng một ngày trái tim bị mất, bạn sẽ có thể làm được gì? Không gì cả.

Vì bệnh tim dễ mắc - khó chữa nên cách duy nhất là hãy chăm sóc trái tim từ hôm nay.
Trái tim là duy nhất, nhưng nhiều người đang đánh mất điều duy nhất của mình!
1-2% dân số thế giới mắc bệnh suy tim, có nghĩa là cũng chừng ấy người có nguy cơ đánh mất điều duy nhất của mình - trái tim.
Hội thảo về “Dự phòng, quản lý tăng huyết áp và bệnh tim mạch” do Bộ Y tế tổ chức tại Hà Nội tháng 4.2017, chỉ ra mỗi năm nước ta có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% tổng số trường hợp tử vong, gấp 20 lần số tử vong do ung thư và gấp 10 lần số tử vong do tai nạn giao thông. Những con số này phản ánh thực trạng: rất nhiều người có nguy cơ đánh mất trái tim duy nhất và quý giá nhất của mình.
Trên thực tế, nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tim tăng nhanh là sự chủ quan với căn bệnh này. Hầu hết mọi người đều cho rằng bệnh tim chỉ khởi phát từ những nguyên do to lớn như di truyền, đái tháo đường, béo phì, lớn tuổi… và “chắc nó chừa mình ra”. Thế nhưng, các chuyên gia cho biết chế độ ăn uống và lối sống thiếu lành mạnh mới là “quả bom” gây bùng phát bệnh tim. Cụ thể “quả bom” này bao gồm: ăn nhiều muối, ít rau xanh, dung nạp các chất béo có hại, lười vận động, hút thuốc lá, thuờng xuyên stress, lo lắng…
Hơn nữa, phần đông dễ bỏ qua những dấu hiệu rất nhỏ của bệnh tim như tăng huyết áp, khó thở, tức ngực... Lâu dần, chúng phát triển thành những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong một cách đột ngột. Đã hơn 1 năm kể từ ngày anh N.V.H. (Q.8, TP.HCM) đột ngột từ giã cõi đời do cơn đột quỵ, chị N.H.L, chị gái anh H. vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhắc lại sự ra đi của em trai. “Trước khi mất, H không có dấu hiệu nào của bệnh tim. Hằng ngày, H đi làm 8 tiếng, tối về có chạy thêm một dự án cá nhân, cuối tuần vẫn đi nhậu với bạn bè, đúng với lứa tuổi 28. Cho đến khi H mất vì đột quỵ, gia đình mới được lý giải nếp sống đó là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đi đột ngột của H”, chị L thẫn thờ.
Đừng sốc, khi ngày càng nhiều người trẻ mắc bệnh tim
Đừng sốc, khi ngày càng nhiều người trẻ mắc bệnh tim
Dễ mắc phải, khó chữa, chi phí chữa trị vô cùng tốn kém, bệnh tim dù nặng dù nhẹ luôn là gánh nặng kinh tế cho người bệnh lẫn người nhà. Khi bệnh nhẹ, bệnh nhân đã phải chi trả rất nhiều tiền để thăm khám định kỳ, uống thuốc duy trì. Khi bệnh trở nặng, cần phải phẫu thuật tim hoặc thậm chí ghép tim, “cái giá” mà bệnh nhân phải trả không chỉ là tiền bạc, thời gian mà thậm chí còn là mạng sống của mình.
Hãy “biết” trân quý trái tim, có không giữ, mất đừng mong tìm lại!
Từ khi chúng ta chào đời, trái tim đã ở đó, bền bỉ đập khoảng 100.000 lần/ngày và đập trung bình khoảng 2,5 tỉ lần trong suốt cuộc đời, không ngơi nghỉ 1 giây. Thế nhưng, không như hàng tỉ thứ trên đời có thể thay thế hoặc thay mới khi bị hỏng, trái tim chúng ta đã “hư” là mất!
Tim ngừng đập, cũng là lúc tạm biệt những người thân, hoài bão, tình yêu trong cuộc sống
Tim ngừng đập, cũng là lúc tạm biệt những người thân, hoài bão, tình yêu trong cuộc sống
Bỏ qua gánh nặng kinh tế không thể đếm xuể thì bệnh tim còn gieo rắc nỗi “kinh hoàng” cho người nhà bệnh nhân bởi nỗi đau tinh thần không thể nguôi ngoai. Người mẹ trẻ mắc bệnh tim ra đi khi chuyển dạ sinh con vì trái tim không đủ sức chống chọi; Người con trai duy nhất của gia đình những tưởng khỏe mạnh bình thường nhưng qua đời đột ngột trong lúc làm việc ban đêm vì đột quỵ;... Bệnh nhân ra đi trong đau đớn còn người ở lại thì mãi mãi xót thương.
Chúng ta thường khóc rất nhiều trước sự ra đi của một người vì chưa dành đủ yêu thương và sự quan tâm khi họ còn sống; Vậy chắc chắn là chúng ta sẽ hối hận vào ngày trái tim “ra đi” mà chưa được trân quý và quan tâm đúng cách. Bởi lẽ, một khi trái tim dừng lại ở nhịp đập cuối cùng, thì chiếc cầu dao “sự sống” cũng “sập” xuống, toàn bộ hệ thống ngừng hoạt động ngay lập tức. Mọi ước mơ, dự định, hoài bão, yêu thương cũng chấm dứt.
Lời tạm biệt trái tim là lời tạm biệt đáng buồn nhất
Để thương yêu trái tim, không cần chúng ta phải làm những điều quá lớn lao, chỉ cần thay đổi những thói quen sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày như chăm vận động; hạn chế thức khuya; cai thuốc lá, rượu bia; chăm sóc, bồi bổ cho trái tim với những dưỡng chất thiết yếu; sống vui vẻ yêu đời... Khi trái tim khỏe mạnh, chúng ta sẵn sàng sống một cuộc sống thú vị và ý nghĩa, cho chính bản thân và người xung quanh.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.