Miễn dịch ở trẻ em và tác hại của việc lạm dụng kháng sinh

26/06/2018 10:00 GMT+7

Lượng kháng thể nhận được từ mẹ đã giảm, hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên rất dễ mắc bệnh do sự tấn công của vi sinh vật cũng như sử dụng kháng sinh bừa bãi khiến hệ miễn dịch ở trẻ bị suy giảm.

Hệ miễn dịch là gì?
Trong quá trình phát triển, trong mỗi cơ thể chúng ta bắt đầu hình thành và hoàn thiện dần các hệ thống chức năng bảo vệ cơ thể tránh khỏi các tác nhân gây bệnh, đó là hệ thống miễn dịch. Nó được xem là hệ thống bảo vệ tự nhiên của con người, được ví như “hàng rào chắn” trước tác nhân xâm nhập như vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, nấm; sửa chữa các tế bào hư hỏng; phòng tránh ung thư…
Hệ thống miễn dịch của chúng ta gồm có hai phần, có thể chia làm hệ thống miễn dịch không đặc hiệu (miễn dịch tự nhiên, miễn dịch bẩm sinh) và hệ thống miễn dịch, miễn dịch đặc hiệu (miễn dịch thu được, miễn dịch thích nghi).
Các đáp ứng miễn dịch tự nhiên được hình thành rất sớm từ khi trẻ mới được sinh ra, hệ thống miễn dịch này trẻ được thừa hưởng từ mẹ. Quá trình phát triển của cơ thể hoàn thiện dần hệ thống miễn dịch. Hệ thống miễn dịch tự nhiên và hệ thống miễn dịch thu được bổ sung cho nhau bảo vệ cơ thể trước những tác nhân có hại của môi trường.
Vai trò và đặc điểm hệ thống miễn dịch của trẻ
Cơ thể trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ miễn dịch được nhờ hệ thống kháng thể nhận được từ khi còn trong bào thai. Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, các kháng thể từ mẹ được truyền sang con qua nhau thai. Các kháng thể này có tác dụng bảo vệ trẻ tạm thời, được gọi là “miễn dịch thụ động”. Tuy nhiên, các kháng thể từ mẹ truyền sang con này chỉ tồn tại trong vài tháng đầu sau sinh và giảm nhanh chóng sau đó.
“Như vậy, hệ thống miễn dịch trong cơ thể bé đã hình thành nhưng chưa hoàn thiện, nằm rải rác trong người của bé, từ vùng hầu họng, xuống tuyến ức, đường ruột và hệ thống bạch huyết rộng khắp, đóng vai trò như những “cổng thành” canh gác, ngăn chặn sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh. Do còn non nớt, chưa được tiếp xúc với tác nhân gây bệnh nhiều, nên hiệu quả của “hệ thống canh gác” này còn rất hạn chế, do vậy trẻ dễ mắc một số bệnh nhiễm trùng.” Theo TS Nguyễn Văn Đô - Trưởng bộ môn sinh lý bệnh - miễn dịch Trường ĐH Y Hà Nội trình bày trong hội thảo “Miễn dịch ở trẻ và các giải pháp tăng cường miễn dịch” ngày 22.6 tại Bệnh viên Nhi Trung ương.
Lạm dụng kháng sinh khiến trẻ suy giảm miễn dịch
Cũng trong buổi hội thảo, PGS-TS Nguyễn Thị Việt Hà - Phó trưởng môn Nhi - ĐH Y Hà Nội cho biết tình trạng sử dụng kháng sinh ở Việt Nam hiện nay đang ở mức báo động, các bệnh viện trên thế giới mới chỉ sử dụng kháng sinh ở thế hệ 1 thì Việt Nam đã sử dụng đến loại 3, 4. Nghiên cứu việc sử dụng kháng sinh tại cộng đồng cũng cho thấy 75% trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp đều có sử dụng kháng sinh trước đó. Đại bộ phận bố mẹ chỉ cho trẻ dùng kháng sinh trong một vài ngày đầu khi thấy tình trạng đỡ, 80% cha mẹ sử dụng kháng sinh chưa đúng ngày khi điều trị nhiễm khuẩn cho trẻ…
Việc lạm dụng kháng sinh không chỉ gây ra các tác dụng tiêu cực cho sức khỏe của trẻ như dị ứng, nhiễm độc thần kinh, giảm thính lực, nhược cơ, chậm phát triển xương, kích ứng tiêu hóa… Đặc biệt hơn, lạm dụng kháng sinh còn tăng nguy cơ kháng kháng sinh cao và làm giảm hệ miễn dịch ở trẻ.
Imunoglukan chứa beta (1.3/1.6)-D-Glucan hàm lượng cao được chiết xuất từ nấm sò, được bào chế và sản xuất trên công nghệ hiện đại châu Âu dạng si rô dễ uống. Sản phẩm hỗ trợ giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng khả năng phòng bệnh cho bé và giảm tỷ lệ bệnh nhiễm trùng đường hô hấp giúp mẹ hạn chế phải dùng kháng sinh. Imunoglukan được chứng minh lâm sàng và có mặt tại hơn 30 quốc gia trên thế giới. Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Giấy phép quảng cáo số 1970/2015/XNQC-ATTP.
Thông tin tại website hoặc facebook. Liên hệ: 0942408866.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.