Mắc bệnh dại do bị dơi cắn, cậu bé khỏi bệnh nhờ phương pháp Milwaukee protocol

15/01/2018 10:01 GMT+7

Mateus dos Santos da Silva (14 tuổi, ở Brazil) là người thứ 5 trên thế giới được chữa khỏi bệnh dại nhờ vào phương pháp thử nghiệm Milwaukee protocol, theo Daily Mail ngày 12.1.

Ba anh em Mateus đều lên cơn dại từ tháng 11 năm ngoái. Mateus là người may mắn duy nhất được cứu sống trong gia đình, trong khi anh Lucas (17 tuổi) và em Miria (10 tuổi) đã chết chỉ cách nhau một vài tuần.
Mateus đã bị dơi quỷ cắn vài lần. Những con dơi này hay sống ở khu vực nông thôn Rio Unini gần sông Rio Negro - một nhánh lớn nhất của sông Amazon. Trong khu vực này, đã có hơn 88 người đã bị dơi cắn vào năm ngoái.
Những vết cắn đã làm cho cậu bé lên cơn dại và rơi vào trình trạng nguy kịch. Cậu bé được chuyển đến tổ chức Tropical Medical Foundation (ở Manaus, Brazil) để điều trị. Các bác sĩ ở đó đã thử nghiệm một phương pháp điều trị mà đã giúp 4 người trên thế giới hồi phục sau khi bị dơi cắn.
Phương pháp điều trị này được gọi là Milwaukee protocol, do bác sĩ người Mỹ, Rodney Willoughby, sáng tạo ra. Trong phương pháp này, Mateus được cho uống một hỗn hợp thuốc kháng vi rút gây hôn mê để bảo vệ não cậu bé không bị vi rút tấn công. Điều này sẽ giúp hệ miễn dịch của cậu bé có thời gian để “chiến đấu” chống lại vi rút này.
Trong suốt thời gian điều trị, các bác sĩ ở Tropical Medical Foundation cũng đã liên lạc với bác sĩ Willoughby để xin hội chẩn và hướng dẫn điều trị từ xa.
Ba cậu bé, ông Levi Castro da Silva (47 tuổi), nói Mateus sống sót là một kỳ tích. Con trai ông đang hồi phục. Hiện tại, Mateus vẫn còn yếu và một phần cơ thể cậu bé chưa cử động được. Các bác sĩ cũng cho biết quá trình hồi phục của Mateus cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tuy nhiên, họ vẫn mong đợi con trai nhanh khỏe để về nhà. Họ mong cậu bé có thể đi lại, nói chuyện và cười.

Mateus sẽ phải ở lại bệnh viện ít nhất bốn tháng để theo dõi để xem có biến chứng gì không và cần hỗ trợ vật lý trị liệu.
Mateus là bệnh nhân thứ 2 ở Brazil được chữa khỏi bằng phương pháp thử nghiệm này. Bệnh nhân đầu tiên ở Brazil là Recife-based Marciano Menezes, được cứu sống vào năm 2009.
Bệnh nhân đầu tiên trên thế giới được điều trị với phương pháp này là ở Mỹ. Phương pháp này được thực hiện đầu tiên vào năm 2004. Tên bệnh nhân là Jeanna Giese (lúc đó 15 tuổi). Ba mươi bảy ngày sau khi bị cắn, Giese đã được vào bệnh viện khi có các triệu chứng: nói không rõ ràng và sốc mạnh. Giese đã không còn vi rút dại trong người sau 31 ngày điều trị.
Theo các bác sĩ, bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm. Khi lên cơn dại thì bệnh nhân khó có thể được cứu chữa. Vi rút dại có thể tấn công vào hệ thống thần kinh trung ương, gây nên ảo giác, các biểu hiện kích động, liệt và thậm chí tử vong. Căn bệnh này có thể mất đến 9 tháng mới có triệu chứng rõ ràng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.