4 nguyên nhân khiến mụn bọc mọc hoài không dứt

13/04/2017 11:28 GMT+7

Mụn bọc sưng tấy, có hình dáng và kích thước nổi bật không chỉ ảnh hưởng đến vẻ đẹp, mà còn gây đau nhức, khó điều trị, dễ để lại sẹo. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân sau để giảm thiểu và ngăn ngừa mụn bọc bạn nhé!

Theo các chuyên gia da liễu, trong những loại mụn thì mụn bọc là dạng nặng nhất. Với biểu hiện trước tiên là một vài nốt sần nhỏ, hơi cứng và có màu đỏ, gây cảm giác khó chịu, đau nhức... sau đó mềm ra, đầu có mủ, mụn bọc xuất hiện khi viêm nhiễm do vi khuẩn P.acnes ở nang lông lan sâu vào trong. Bên cạnh đó, loại mụn này cũng được đánh giá là có nguy cơ để lại sẹo rỗ, sẹo lõm, sẹo thâm, vết thâm và khó điều trị tận gốc, dứt điểm nhất.

Dưới đây là những nguyên nhân hàng đầu gây ra và khiến mụn bọc mọc hoài không dứt:

Rối loạn hormone trong cơ thể

Trong độ tuổi dậy thì, thời gian mang thai, cho con bú, kinh nguyệt không đều hay uống thuốc tránh thai... Hormone cơ thể bị rối loạn, dẫn đến kích thích tuyến bã nhờn hoat động mạnh mẽ gây tắc nghẽn tại lỗ chân lông. Kết hợp với vi khuẩn P.acnes ở nang lông và lượng bụi bẩn, kem phấn... sẽ làm mụn bọc sinh sôi, phát triển.

Cách tối ưu để cải thiện tình trạng này và ngăn ngừa mụn bọc đó là bạn hãy vệ sinh da mặt thường xuyên, giúp da thông thoáng cũng như khỏe mạnh hơn.

Stress, căng thẳng kéo dài

Stress, căng thẳng kéo dài khiến sức khỏe làn da xuống cấp nghiêm trọng. Đây là nguyên nhân hàng đầu làm da nhanh lão hóa, sần sùi, thiếu sức sống và nổi nhiều mụn, đặc biệt là mụn bọc, khiến mụn khó điều trị dứt điểm.

Chính vì vậy, muốn có được làn da đẹp, sạch mụn và giữ độ tươi trẻ lâu dài, trước tiên bạn cần giữ tinh thần thật thoải mái, suy nghĩ tích cực, thường xuyên đi du lịch để thư giãn.

Thức khuya và thiếu ngủ

Thiếu ngủ và thức khuya tăng khả năng sản sinh mụn
Thiếu ngủ và thức khuya tăng khả năng sản sinh mụn
Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của cơ thể. Khi bạn thiếu ngủ và thức khuya, nhịp sinh học trong cơ thể bị rối loạn, quá trình tái tạo da thực hiện không ổn định, từ đó da nhanh chóng yếu đi, giảm sức đề kháng, tuyến bã nhờn tiết ra nhiều hơn và hình thành mụn bọc cũng như các loại mụn khác. Chưa kể thiếu ngủ và thức khuya còn gây thâm quầng mắt, nếp nhăn, bọng mắt, nám, sạm...

Do đó, bạn hãy sắp xếp công việc và học tập của mình để có thời gian nghỉ ngơi, luôn đi ngủ trước 23 giờ, ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày. Có như vậy mới không lo mụn xuất hiện và có tinh thần, sức khỏe tốt.

Ăn uống không khoa học

Những đồ ăn có tính chất ngọt, cay, nóng và thức uống có gas, chứa cồn... đều tác động xấu đến cơ quan nội tạng, làn da. Chúng là tác nhân “âm thầm” gây ra mụn nói chung và mụn bọc nói riêng, làm gan tích tụ nhiều chất độc, nóng gan, ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể.

Thế nên, khi bị mụn hoặc muốn ngăn ngừa mụn bọc, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung rau xanh trong bữa ăn, uống đủ nước, ăn trái cây. Đồng thời giảm thực phẩm ngọt, cay, nóng và thức uống có gas, chứa cồn...

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.