3 loại mụn phổ biến nhất và cách điều trị tối ưu

20/09/2017 10:29 GMT+7

Mụn đầu đen, mụn bọc và mụn mủ là 3 loại mụn phổ biến nhất, mỗi loại có hình dạng cũng như kích thước khác nhau, tuy nhiên đều gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, phá hủy cấu trúc da, khó loại bỏ hoàn toàn, dễ tái phát.

Muốn điều trị mụn bọc, mụn đầu đen và mụn mủ hiệu quả, chúng ta cần dựa theo nguyên lý hoạt động của chúng, từ đó thực hiện phương pháp phù hợp. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách loại bỏ tối ưu cho từng loại mụn.
1. Mụn đầu đen
Mụn đầu đen là loại mụn có đầu màu đen, nhân khá cứng, nằm bên trong bề mặt da và thường hình thành ở khu vực mũi, cằm. Nguyên nhân chủ yếu do lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi bã nhờn, vi khuẩn, tế bào chết, bụi bẩn… tích tụ quá nhiều tạo nhân mụn. Đồng thời, phía ngoài đầu mụn hở nên tiếp xúc với không khí xảy ra quá trình ô xy hóa dẫn đến chuyển sang màu đen, vì vậy loại mụn này hay được gọi là mụn đầu đen.
Tuy không sưng viêm, gây đau đớn nhưng mụn đầu đen cũng ảnh hưởng xấu đến làn da, khiến da kém mịn màng, lỗ chân lông giãn to, bề mặt da sần sùi xấu xí và nếu không điều trị đúng cách sẽ trở thành mụn mủ, mụn bọc.
Đối với mụn đầu đen, trước tiên bạn cần làm sạch da mỗi ngày bằng sữa rửa mặt, nước tẩy trang, nước hoa hồng. Trong đó, sữa rửa mặt cần chứa Salicylic acid - đây là một thành phần có tác dụng loại bỏ cũng như ngăn ngừa mụn đầu đen rất hữu hiệu, kiểm soát lượng dầu dư thừa, giúp da thông thoáng hơn. Tránh nặn mụn, thay vào đó dùng miếng dán lột mụn nhẹ nhàng lấy nhân mụn nhằm hạn chế tổn thương da.
2. Mụn bọc
Mụn bọc là dạng nặng nhất trong tất cả các loại mụn, có kích thước to, viêm nhiễm, sưng đỏ, chứa mủ bên trong, cảm giác cứng khi động vào. Vừa gây đau đớn, khó chịu, mụn bọc vừa khiến người bị kém sắc, nhất là số lượng mụn nhiều, hơn nữa cũng là nguyên nhân hàng đầu để lại sẹo thâm, sẹo rỗ, vết thâm. Bên cạnh đó, mụn bọc còn dễ tái phát và lan rộng vì vậy chúng ta cần phải điều trị càng sớm càng tốt.
Để xua tan mụn bọc, bạn hãy giữ da luôn thông thoáng sạch sẽ, hạn chế ăn đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ, không thức khuya, không sờ tay lên mặt, giảm trang điểm và tuyệt đối không nặn mụn. Trường hợp lâu lâu mới nổi mụn bạn có thể dùng 1 miếng tỏi giã nát và đắp lên mụn, tình trạng viêm nhiễm sẽ giảm đáng kể, mụn nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên, khi mụn nặng và nhiều thì phải dùng đến kem trị mụn chứa Benzoyl Peroxide (gọi tắt là BP) là một hoạt chất trị mụn mạnh mẽ, nhờ khả năng giúp làm chậm sự tiến triển của mụn, diệt vi khuẩn gây mụn, loại bỏ các tế bào chết dư thừa trên da, làm thoáng lỗ chân lông và tiêu viêm.
3. Mụn mủ
Bị mụn mủ bạn không được nặn vô tội vạ bởi gây ra tình trạng mụn mọc lại
Bị mụn mủ bạn không được nặn vô tội vạ bởi gây ra tình trạng mụn mọc lại
Mụn mủ có đặc điểm nhận dạng đó là có mủ màu trắng hoặc vàng với đầu mụn tương đối to và đau khi chạm vào. Chúng xuất hiện khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn lâu ngày và kết hợp với vi khuẩn acnes sẽ tạo thành viêm nhiễm.
Giống mụn đầu đen hay mụn bọc, bị mụn mủ bạn cũng không được nặn vô tội vạ bởi gây ra tình trạng mụn mọc lại, viêm hoặc tạo thành sẹo lõm. Tốt nhất, chỉ nặn bớt phần mủ trên đầu mụn lúc mụn chín vàng, hết đau và trước khi thực hiện phải vệ sinh tay và mặt sạch sẽ, sau khi nặn cần dùng nước muối loãng làm sạch, sát khuẩn.
Mụn mủ bạn có thể sử dụng tinh dầu cây trà, chanh, giấm táo, nghệ… để trị mụn một cách an toàn, hoặc dùng kem trị mụn giàu Benzoyl Peroxide (gọi tắt là BP), chiết xuất lá anh đào, chiết xuất phong lữ giúp đánh bay mụn chỉ sau thời gian ngắn, đồng thời ngăn ngừa vượt trội, da cũng giảm nhờn bóng đáng kể.
Chúc bạn thành công!
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.