Kiểm soát các bệnh mạn tính thế nào trong thời kỳ đại dịch Covid-19?

Thiên Lan
Thiên Lan
22/09/2021 00:13 GMT+7

Trong những ngày đại dịch diễn biến phức tạp, nhiều người có bệnh mạn tính thường trì hoãn việc chăm sóc sức khỏe vì sợ nhiễm Covid-19 khi đến thăm khám tại bệnh viện.

Từ việc kiểm tra, xét nghiệm máu định kỳ đến các phương pháp điều trị theo quy định, có những khâu chăm sóc không được bỏ qua, ngay cả trong thời kỳ đại dịch, theo Healthgrades.
Sau đây là những bệnh và triệu chứng cần được chăm sóc y tế thường xuyên. Đặc biệt hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết nên duy trì điều gì trong lịch trình điều trị của bạn.

1. Thuốc uống chữa bệnh

Kiểm soát các bệnh mạn tính trong thời kỳ đại dịch Covid-19 có thể khó khăn nếu bạn không có đủ thuốc chữa bệnh để uống. Do đó, điều quan trọng là phải đảm bảo có đủ thuốc chữa bệnh để uống.
Đừng bỏ qua hoặc thay đổi liều lượng thuốc mà không nói chuyện với bác sĩ vì điều này có thể ảnh hưởng xấu đến bệnh tình của bạn hoặc dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác, theo Healthgrades.

Tiêm vắc xin rồi mà mắc Covid-19 thì có nguy hiểm không? | BÁC SĨ ƠI số 18

2. Chăm sóc bệnh ung thư

Tiếp tục điều trị bệnh ung thư trong thời gian có dịch Covid-19. Một khi bác sĩ đã kê đơn điều trị ung thư theo kế hoạch, người bệnh bắt buộc phải tuân theo lịch trình đó càng chặt chẽ càng tốt để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất, theo Healthgrades.
Làm gián đoạn kế hoạch điều trị có thể làm tăng nguy cơ lây lan của ung thư hoặc khiến cho việc điều trị không thành công.
Ngoài ra, nếu có tiền sử gia đình mắc một số bệnh ung thư nào đó hoặc là người sống sót sau ung thư, cần phải tiếp tục kiểm tra định kỳ đúng thời hạn để có thể phát hiện ung thư sớm.
Với người có nguy cơ mắc ung thư thấp, hãy nói chuyện với bác sĩ để lên lịch khám sàng lọc.

Ù tai sau tiêm vắc xin Covid-19 có nguy hiểm không? | BÁC SĨ ƠI số 18

3. Bệnh hen suyễn

Duy trì việc chăm sóc bệnh hen suyễn và tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết. Kiểm soát bệnh hen suyễn là tuân theo chỉ định điều trị theo kế hoạch của bác sĩ.
Điều quan trọng là người bị bệnh tim vẫn phải liên lạc chặt chẽ với bác sĩ điều trị của mình và phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào SHUTTERSTOCK

Điều quan trọng là người bị bệnh tim vẫn phải liên lạc chặt chẽ với bác sĩ điều trị của mình và phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào

SHUTTERSTOCK

Theo dõi ngày hết hạn của ống hít hen suyễn để đảm bảo có đủ ống hít mới còn hạn sử dụng, theo Healthgrades.
Vì căng thẳng và lo lắng có thể kích hoạt cơn hen suyễn, người có bệnh hen suyễn hãy nhận biết cảm xúc của mình và thực hiện các bước để đối phó với những cảm giác này trước khi chúng vượt khỏi tầm tay.
Trên hết, nếu có câu hỏi hoặc thắc mắc liên quan đến bệnh hen suyễn của mình, đừng ngần ngại liên hệ với bác sĩ.

4. Bệnh tiểu đường

Luôn biết rõ lượng đường trong máu của mình là điều quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường. Và vẫn phải ưu tiên duy trì kiểm tra sức khỏe định kỳ trong thời gian dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra, theo Healthgrades.

5. Bệnh tim nghiêm trọng

Những người bị bệnh tim hoặc huyết áp cao có nguy cơ mắc các triệu chứng nghiêm trọng của Covid-19 cao hơn, vì vậy họ có thể cân nhắc ở nhà để tránh tiếp xúc.
Tuy nhiên, điều quan trọng là vẫn phải liên lạc chặt chẽ với bác sĩ điều trị của mình và phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào.

Nguy cơ bùng phát nhiều dịch bệnh vì trẻ em phải bỏ qua tiêm chủng định kỳ vì đại dịch Covid-19

6. Bệnh thận mạn tính

Người bị bệnh thận mạn tính có nguy cơ cao mắc các triệu chứng nghiêm trọng của Covid-19. Điều quan trọng vẫn là tuân thủ kế hoạch điều trị bệnh thận của mình để giữ bệnh trong tầm kiểm soát.
Đừng bỏ qua việc chạy thận nhân tạo trừ khi bác sĩ cho phép.
Nếu được lên lịch cho các xét nghiệm định kỳ, hãy hỏi bác sĩ xem có cần phải làm những xét nghiệm đó theo kế hoạch không. Có cách nào khác để xét nghiệm mà vẫn đảm bảo an toàn trước Covid-19 không, theo Healthgrades.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.