Không ngờ đây là dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối

Thiên Lan
Thiên Lan
12/05/2021 00:16 GMT+7

Ung thư tuyến tiền liệt là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới. Bệnh thường phát triển chậm, vì vậy các triệu chứng có thể mất nhiều năm mới xuất hiện.

Nhưng đang phong độ mạnh mẽ, đột nhiên bạn gặp phải tình trạng “trên bảo dưới không nghe”, thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến tiền liệt, theo Express.
Các triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt thường không xuất hiện cho đến khi tuyến tiền liệt đủ lớn để chèn ép lên ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài - gọi là niệu đạo. Và khi điều này xảy ra, có thể dẫn đến rối loạn chức năng cương.
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ: “Rối loạn chức năng cương có thể là dấu hiệu cảnh báo của ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối”, theo Express.
“Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn muộn đôi khi gây ra các triệu chứng như khó tiểu, tiểu ra máu hoặc tinh dịch có lẫn máu và khó cương cứng”, theo Hiệp hội Ung thư Mỹ.
Trường Y Harvard (Mỹ) giải thích, rối loạn chức năng cương đột ngột có thể là dấu hiệu cho thấy một người đàn ông bị ung thư tuyến tiền liệt, vì vậy có thể bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) và khám trực tràng kỹ thuật số để xác định bệnh.

Một trong những triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt là thường xuyên đi tiểu

Ảnh Shutterstock

Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh khuyến cáo, nam giới trên 50 tuổi nên làm xét nghiệm PSA.
Trang web y tế Cancer.net cũng thông tin rằng, rối loạn chức năng cương là một triệu chứng mới được biết đến của ung thư tuyến tiền liệt. Nó có thể do một khối u cản trở dây thần kinh hoặc cản trở nguồn cung cấp máu.
Các chuyên gia y tế đã biết rằng, có đến 70% trường hợp rối loạn chức năng cương là do lưu lượng máu bị chặn, hoặc dây thần kinh bị chèn ép hoặc do cả hai lý do này.
Tuy nhiên, viêm tuyến tiền liệt nặng cũng có thể trực tiếp gây rối loạn chức năng cương. Ở các dạng nhẹ hơn, tình trạng này có thể gây xuất tinh đau, làm mất khoái cảm tình dục và có thể dẫn đến rối loạn chức năng cương. Dù chưa chắc là ung thư tuyến tiền liệt, nhưng vẫn cần phải kiểm tra. Nên đi khám nếu vấn đề “bất tuân lệnh” này tiếp tục kéo dài, theo Express.

Các triệu chứng khác của ung thư tuyến tiền liệt

Các triệu chứng và dấu hiệu chính của ung thư tuyến tiền liệt là đi tiểu thường xuyên, tiểu ra máu, rối loạn chức năng cương mới khởi phát. Nếu cảm thấy lo lắng về bất kỳ dấu hiệu mới xuất hiện nào, hãy đi khám ngay.
Theo Cancer Research UK, các triệu chứng khác của ung thư tuyến tiền liệt, bao gồm:
Đi tiểu thường xuyên hơn; Đi tiểu đêm nhiều lần; Khó đi tiểu - điều này bao gồm dòng nước tiểu yếu hơn, không thể làm trống bàng quang hoàn toàn và phải cố gắng khó khăn khi bắt đầu đi tiểu; Mắc tiểu khẩn cấp; Có máu hoặc tinh dịch lẫn trong nước tiểu.
Ung thư tuyến tiền liệt phát triển rất chậm và có thể không gây ra các triệu chứng hoặc vấn đề trong nhiều năm hoặc thậm chí không hề gây ra triệu chứng nào, theo Cancer.net.
Điều đặc biệt của ung thư tuyến tiền liệt là, ngay cả khi ung thư tuyến tiền liệt đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể, thường vẫn có thể kiểm soát được trong thời gian dài, thậm chí người bệnh ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối, vẫn sống khỏe trong nhiều năm.

Những ai có nguy cơ?

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt bao gồm:

Tuổi từ 50 trở lên

Nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt tăng lên khi càng lớn tuổi, thường gặp nhất sau 50 tuổi.
Tiền sử bệnh của gia đình
Nếu một người thân cùng huyết thống, như cha mẹ, anh chị em hoặc con cái, đã mắc ung thư tuyến tiền liệt, nguy cơ của bạn có thể tăng lên.
Ngoài ra, người có tiền sử gia đình có gen làm tăng nguy cơ ung thư vú - như BRCA1 hoặc BRCA2, hoặc tiền sử gia đình về ung thư vú rất mạnh, thì nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt có thể cao hơn, theo Mayo clinic.

Béo phì

Những người béo phì có thể có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao hơn, và nhiều khả năng tái phát hơn sau khi điều trị ban đầu.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.