Khó nuốt thức ăn, đi khám ung thư này ngay!

Thiên Lan
Thiên Lan
17/12/2020 00:12 GMT+7

Ung thư phổi thường không tạo ra bất kỳ triệu chứng hoặc dấu hiệu nào cho đến khi đã tiến triển. Lúc đó, người bệnh sẽ cảm thấy khó nuốt khi ăn.

Ung thư phổi là một dạng ung thư nghiêm trọng, khi các tế bào bất thường phát triển không kiểm soát trong các cơ quan có nhiệm vụ tiếp nhận ô xy.
Giống như tất cả các bệnh ung thư, chẩn đoán sớm là điều tối quan trọng để cứu sống bệnh nhân.
Nhưng không may là ung thư phổi thường rất khó phát hiện cho đến khi nó đã tiến triển.
Có một dấu hiệu để nhận biết ung thư phổi là khó nuốt thức ăn, theo Express.
Theo Tổ chức Ung thư Phổi của Anh Roy Castle, điều này có thể dẫn đến giảm cân và mất nước, và có thể rất đau đớn.
Tổ chức này cho biết, có nhiều nguyên nhân gây khó nuốt, nhất là ung thư.
Ung thư, đặc biệt là ở miệng, cổ họng hoặc thực quản đều có thể gây khó nuốt. Ung thư phát triển ở các bộ phận này của cơ thể có thể thu hẹp các đoạn này, theo Cancer.org.
Ngoài ra nhiễm trùng, như tưa miệng hoặc tác dụng phụ của xạ trị cũng gây khó nuốt.
Nhưng ít ai ngờ rằng ung thư phổi cũng gây khó nuốt.
Nguyên nhân là do khi khối u phát triển lớn, nó đè lên thực quản và gây khó nuốt.
Khó nuốt là gặp khó khăn khi đưa thức ăn hoặc chất lỏng xuống cổ họng. Một số người có thể bị ọe, ho hoặc bị nghẹn khi cổ nuốt. Những người khác có thể cảm thấy như thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng, theo Cancer.net.
Triệu chứng khó nuốt còn là thức ăn không xuống được hoặc đôi khi thức ăn được nuốt rồi trào ngược trở lại.
Khó nuốt thức ăn, mau đi khám ung thư ngay1

Có một dấu hiệu để nhận biết ung thư phổi là khó nuốt thức ăn

Ảnh: Shutterstock

Đôi khi có thể bị đau hoặc cảm giác nóng khi nuốt.

Các triệu chứng khác của ung thư phổi

Các triệu chứng khác của ung thư phổi, theo Express, bao gồm:
• Ho dai dẳng không dứt, kéo dài lâu hơn 2 - 3 tuần
• Ho lâu ngày trở nên càng ngày càng nặng
• Viêm phổi tái phát
• Ho ra máu
• Đau khi thở hoặc khi ho
• Khó thở dai dẳng
• Lúc nào cũng thấy mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng
• Chán ăn hoặc sụt cân không rõ nguyên nhân

Những ai có nguy cơ?

Có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.
Tuy nhiên, có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào trong số này không có nghĩa là chắc chắn sẽ bị ung thư.
• Hút thuốc lá
Hút thuốc lá là nguyên nhân lớn nhất gây ung thư phổi.
Theo tổ chức nghiên cứu ung thư Anh Cancer Research UK, khoảng 7/10 ca ung thư phổi là do hút thuốc, kể cả hít phải khói thuốc lá do người khác hút.
• Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại
Theo tổ chức này, một số chất làm tăng nguy cơ ung thư phổi, bao gồm amiăng, silica và khí thải diesel. Mọi người có thể tiếp xúc với những chất này do điều kiện làm việc.
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng tiếp xúc với khói dầu diesel trong nhiều năm làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ phát triển ung thư phổi tăng khoảng 33% nếu sống ở khu vực có nồng độ khí nitơ oxit cao - chủ yếu do ô tô và các phương tiện giao thông khác tạo ra, theo Express.
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc tiếp xúc với khói diesel có thể làm tăng nguy cơ.
• Người đã từng mắc bệnh phổi
Người đã từng mắc bệnh phổi có nguy cơ ung thư phổi còn cao hơn cả người hút thuốc, Cancer Research UK cho biết.
Đó là các bệnh như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phế quản mạn tính hoặc viêm phổi, theo Express.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.