Khó ngủ sẽ khó mang thai

01/11/2017 17:01 GMT+7

Nghiên cứu mới cho thấy việc không có được giấc ngủ ngon có thể khiến phụ nữ khó có em bé hơn, theo báo Daily Mail.

Các chuyên gia của Phòng khám Phụ nữ Hanabusa ở Kobe (Nhật Bản) đã yêu cầu 208 phụ nữ có vấn đề về mang thai trả lời một cuộc khảo sát có tên gọi Chỉ số Chất lượng Giấc ngủ Pittsburgh.
Cuộc khảo sát xem xét nhiều yếu tố bao gồm ngủ bao lâu, có thức giấc giữa đêm hay không, những sự nhiễu loạn, việc dùng thuốc ngủ, chất lượng giấc ngủ theo đánh giá chủ quan và uống bao nhiêu rượu bia.

tin liên quan

Ngủ mơ tốt cho sức khỏe?
Các bác sĩ đã cảnh báo trong nhiều năm rằng không ngủ đủ giấc sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, từ lái xe buồn ngủ và hung hăng cho đến nguy cơ mất trí nhớ, bệnh tim và tử vong sớm.
Dựa trên các kết quả thu được, các bệnh nhân được chia thành 3 nhóm: không có khó khăn về ngủ (65%), có khó khăn nhẹ (26,8%) và có khó khăn nghiêm trọng (8,2%).
Cuộc nghiên cứu cho thấy trứng của những phụ nữ không gặp vấn đề về ngủ có cơ may được thụ tinh cao hơn 20% so với nhóm phụ nữ có giấc ngủ tồi.
Các chuyên gia ghi nhận 67,1% trứng của những phụ nữ ngủ sâu được thụ tinh thành công trong phòng thí nghiệm, so với các tỷ lệ tương ứng 63,1% và 48,6% ở các nhóm có vấn đề nhệ và nghiêm trọng về ngủ.

tin liên quan

5 thói quen không ngờ khiến bạn dễ bị tiểu đường

Tình trạng thừa cân, béo phì và chế độ ăn uống nghèo nàn không phải là những yếu tố chính dẫn đến bệnh tiểu đường. Một số thói quen sau cũng dẫn đến bệnh mà có thể khiến không ít người phải ngạc nhiên. 

Nhóm chuyên gia kết luận: “Những mô hình giấc ngủ tốt có thể là một trong những thói quen hằng ngày quan trọng đối với các bệnh nhân nhằm cải thiện phản ứng của họ với các biện pháp chữa trị vô sinh và làm tăng cơ hội mang thai”.
Cuộc nghiên cứu cũng cho thấy việc uống rượu bia không thường xuyên hoặc vừa phải có tác động tích cực với việc thụ tinh thành công. Theo các chuyên gia, đó có thể do tác động của rượu bia đối với việc giảm stress và kích thích giấc ngủ.

tin liên quan

Không bao giờ được lấy ráy tai!
'Không bao giờ được lấy ráy tai', giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Phạm Kiên Hữu, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, khẳng định.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.