Hiểu đúng về nhiệt miệng và cách điều trị

02/10/2020 13:00 GMT+7

Nhiệt miệng là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất. Theo thống kê, khoảng 20% dân số có tình trạng nhiệt miệng tái phát. Mặc dù không nguy hiểm nhưng bệnh gây khó chịu và ảnh hưởng khá nhiều đến sinh hoạt thường ngày .

Hiểu đúng về nhiệt miệng

Nhiệt miệng là những vết loét nông hình tròn hoặc bầu dục màu trắng hay vàng, có rìa màu đỏ bao quanh mọc ở niêm mạc vùng miệng (lưỡi, lợi, mặt trong của môi hoặc má). Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tập trung chủ yếu ở trẻ con và độ tuổi dưới 30. Sau đó, có khuynh hướng giảm dần theo tuổi và dường như rất ít gặp ở những người ngoài tuổi 40. Khi có nhiệt miệng, người bệnh sẽ đau đớn, khó khăn khi ăn uống và giao tiếp.
Khởi đầu, biểu hiện của nhiệt miệng là các đốm trắng nhỏ như đầu kim (khoảng 1-2mm) ở niêm mạc to dần, hơi mọng nước, sau một hai ngày vỡ ra tạo thành những vết loét nông, 3-4 ngày tiếp theo, vết loét sẽ lan rộng đạt đường kính 3-8mm. Sau 10-14 ngày, vết loét sẽ tự lành và không có sẹo. Đôi khi vết loét sẽ sâu và đường kính trên 10mm, khi lành có thể để lại sẹo.
 Nhiệt miệng gây đau đớn, khó khăn khi ăn uống và giao tiếp

Nhiệt miệng gây đau đớn, khó khăn khi ăn uống và giao tiếp

Nguyên nhân gây nhiệt miệng chưa rõ ràng. Tuy nhiên rất nhiều nghiên cứu đã ghi nhận có sự liên quan của các yếu tố như di truyền, lo âu, căng thẳng, suy giảm miễn dịch, thay đổi nội tiết tố (kinh nguyệt, thai kỳ), thức ăn (chocolate, cà phê, dâu tây, trứng, ngũ cốc, thức ăn lên men hoặc nhiều gia vị), dùng kem đánh răng và vệ sinh răng miệng không thích hợp, thuốc (kháng viêm, tim mạch, xương khớp), nhiễm H. pylori…
Nhiệt miệng cũng có thể xuất hiện sau chấn thương niêm mạc vùng miệng vài ngày do tự cắn trúng hay thực hiện thủ thuật - phẫu thuật nha khoa.

Sử dụng “quyền trợ giúp” khi nào?

Khi bị nhiệt miệng, để giảm đau, hạn chế nhiễm trùng và nhanh lành vết thương bên cạnh các phương pháp dân gian có thể sử dụng thêm các thuốc thoa tại chỗ dạng gel chứa chất lidocaine giúp giảm đau và tinh chất hoa cúc trắng giúp chống viêm, kích thích lành thương và các sản phẩm có thành phần kháng viêm, kháng sinh. Khi dùng thuốc, cần lưu ý đọc kỹ hướng dẫn và tránh sử dụng nếu quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
Tinh chất hoa cúc trắng giúp chống viêm, kích thích lành thương

Tinh chất hoa cúc trắng giúp chống viêm, kích thích lành thương

Ngoài ra, cần giữ vệ sinh răng miệng (súc miệng bằng nước muối, không dùng nước súc miệng có chứa cồn, đánh răng bằng bàn chải mềm, làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa), tránh các thức ăn kích ứng (chua, cay, nhiều gia vị).
Mặc dù nhiệt miệng thường không nguy hiểm và tự hồi phục nếu được chăm sóc đúng cách, tuy vậy, không nên quá chủ quan bởi nhiệt miệng có thể là triệu chứng tương tự trong nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khi có một trong các triệu chứng kèm theo như sốt cao, lạnh run, hạch ở cổ hoặc các vị trí khác sưng to, có bóng nước hay vết loét ở những nơi khác trên cơ thể hoặc vết loét có bờ nham nhở, sần sùi, tồn tại kéo dài trên 14 ngày…
Nhiệt miệng có khuynh hướng tái phát. Do vậy cần tuân thủ theo nguyên tắc “nguyên nhân nào phòng ngừa đó”. Để hạn chế tái phát, cần “quẳng gánh lo âu mà vui sống”, sinh hoạt điều độ, giữ vệ sinh răng miệng đúng cách, hạn chế các thức ăn kích ứng. Tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu thường xuyên bị nhiệt miệng trong thời gian dùng thuốc điều trị bất kỳ bệnh lý nào.
Thông tin Công ty STADA Việt Nam
STADA là hãng dược phẩm uy tín của Đức, có kinh nghiệm 125 năm toàn cầu và 20 năm đồng hành chăm sóc sức khỏe Việt. Chúng tôi tự tin đem đến những giải pháp ưu việt với chất lượng vượt trội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe y tế cộng đồng.
STADA trở thành người bạn chăm sóc sức khỏe đáng tin cậy trong suốt 125 năm qua cho bệnh nhân và các chuyên gia y tế tại Việt Nam và trên toàn thế giới.
Các sản phẩm nổi tiếng của STADA đang có mặt tại Việt Nam: Kamistad®-Gel N, Acyclovir Stada, Natures Aid. 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.