Gặp dấu hiệu này ở tay, đi cấp cứu ngay vì huyết áp đang tăng cao nguy hiểm

Thiên Lan
Thiên Lan
23/01/2021 09:10 GMT+7

Tê, ngứa ran, cảm giác như châm kim ở ngón tay có thể là dấu hiệu của huyết áp cao nghiêm trọng.

Huyết áp cao bình thường không gây ra triệu chứng nào nên thường được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”.
Nhưng khi huyết áp tăng cao đến mức độ nguy hiểm - gọi là khủng hoảng tăng huyết áp, có thể xuất hiện một số triệu chứng đáng lo ngại, theo Express.
Đó là cảm giác tê, ngứa ran, cảm giác như châm kim. Đây là dấu hiệu báo động huyết áp đã vượt đến ngưỡng nguy hiểm.
Theo Mayo Clinic, khi huyết áp tăng cao đến mức nguy hiểm, có thể dẫn đến đột quỵ.
Huyết áp quá cao - là huyết áp tâm thu (số trên) từ 180 mm Hg trở lên hoặc huyết áp tâm trương (số dưới) từ 120 mm Hg trở lên, có thể làm hỏng mạch máu.
Các mạch máu bị viêm và có thể bị rò rỉ dịch hoặc máu, khiến tim không thể bơm máu hiệu quả. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, đã liệt kê các triệu chứng phổ biến nhất của khủng hoảng tăng huyết áp.
Nghiên cứu đã lấy dữ liệu trong suốt một năm tại bệnh viện của trường đại học, để tìm cách mô tả các triệu chứng của khủng hoảng tăng huyết áp.
Nghiên cứu đã theo dõi 362 bệnh nhân nhập viện cấp cứu vì bị tăng huyết áp.
Kết quả đã phát hiện một trong những triệu chứng phổ biến nhất của khủng hoảng tăng huyết áp chính là cảm giác tê, ngứa ran, như châm kim, hoặc kiến bò.
Triệu chứng này thường xuất hiện ở bàn tay, cánh tay, chân hoặc bàn chân, nhưng cũng có thể xảy ra ở các bộ phận khác của cơ thể, theo Express.
Gặp dấu hiệu này ở tay, đi cấp cứu ngay vì huyết áp đang tăng cao đến mức nguy hiểm1

Nếu bị tăng huyết áp nghiêm trọng, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức

ẢNH: SHUTTERSTOCK

Cảm giác này xảy ra mà không có dấu hiệu nào báo trước.
Các triệu chứng báo động huyết áp tăng đến mức nguy hiểm đến tính mạng khác bao gồm, theo Express:
• Đau ngực dữ dội
• Khó thở
• Đau đầu dữ dội
• Choáng
• Mờ mắt
• Co giật
• Không còn phản xạ
• Buông nôn, nôn
• Chóng mặt

Nên làm gì khi bị khủng hoảng tăng huyết áp?

Mayo Clinic khuyên: “Nếu bị tăng huyết áp nghiêm trọng, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức”, theo Express.
Cách duy nhất để xác định chỉ số huyết áp là đo huyết áp.
Tổ chức Sức khỏe Cộng đồng của Anh khuyến cáo tất cả mọi người bắt đầu từ 40 tuổi, nên kiểm tra huyết áp ít nhất 5 năm một lần, theo Express.
Cũng có thể tự kiểm tra huyết áp bằng máy đo huyết áp tại nhà.

Thay đổi lâu dài để giữ cho huyết áp trong mức kiểm soát

Ngoài các phương pháp điều trị ngắn hạn, điều chỉnh lối sống có thể giúp giảm huyết áp cao.
Một trong những biện pháp quan trọng nhất là ăn uống lành mạnh, cân bằng.
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, nên cắt giảm lượng muối trong thức ăn và ăn nhiều trái cây và rau quả, gạo nguyên cám, bánh mì đen, theo Express.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.