Đoạn chi do biến chứng bàn chân đái tháo đường

26/07/2017 05:17 GMT+7

Theo ước tính trên thế giới, cứ 20 giây sẽ có một người bị đoạn chi do đái tháo đường.

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh mạn tính không lây và đang ngày một gia tăng trên toàn thế giới. ĐTĐ thường diễn tiến âm thầm và dẫn đến các biến chứng mạn tính trong nhiều năm sau đó. Theo số liệu của Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF), tính đến năm 2015 trên toàn thế giới có khoảng 415 triệu người mắc bệnh ĐTĐ và con số này vẫn đang ngày một gia tăng. Ước tính đến năm 2040 trên thế giới sẽ có 642 triệu người bị đái tháo đường.
ĐTĐ do đâu ?
Bình thường, tuyến tụy trong cơ thể người tiết ra một hormon có tên là insulin, giúp ổn định lượng đường trong máu. Bệnh ĐTĐ (dân gian hay gọi là bệnh tiểu đường) xảy ra khi cơ thể bị thiếu hụt insulin hoặc insulin hoạt động không hiệu quả. Bệnh ĐTĐ có thể xuất hiện ở những người ăn uống không lành mạnh, lười vận động, hút thuốc lá, tăng huyết áp, rối loạn mỡ trong máu, béo phì... cho dù trong gia đình chưa có ai bị ĐTĐ.
Tuy nhiên, khi bạn có cha mẹ, anh chị em hoặc con cái bị ĐTĐ thì nguy cơ mắc ĐTĐ sẽ càng cao hơn nữa vì yếu tố di truyền cũng góp phần vào sự xuất hiện bệnh.
Đoạn chi do biến chứng bàn chân đái tháo đường 1
Ảnh: Cẩm Nhung
Biến chứng nguy hiểm
­Trong các biến chứng nguy hiểm của ĐTĐ, biến chứng bàn chân là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đoạn chi mà không do chấn thương. Biến chứng bàn chân ĐTĐ làm gia tăng chi phí chăm sóc và điều trị cho người bệnh, là gánh nặng về kinh tế xã hội đặc biệt ở các nước đang phát triển. Tỷ lệ biến chứng bàn chân ĐTĐ dao động trong khoảng 1 - 10%, tùy theo từng quốc gia và thường gặp nhiều hơn ở những nước đang phát triển, có điều kiện kinh tế xã hội kém, có những nơi ghi nhận tỷ lệ này lên đến 20%. Đáng chú ý, trung bình khoảng 50% người bệnh có biến chứng bàn chân ĐTĐ cần phải nhập viện và 20% trong số đó cần phải đoạn chi để điều trị bệnh.
Người bệnh ĐTĐ lâu năm nếu không được kiểm soát tốt, đường huyết tăng cao thường xuyên sẽ dẫn đến biến chứng trên động mạch ngoại biên và thần kinh ngoại biên. Từ đó, bàn chân dễ bị tổn thương và nhiễm trùng gây nên biến chứng bàn chân ĐTĐ, làm gia tăng tỷ lệ nhập viện và đoạn chi do ĐTĐ.

Đoạn chi do đi chân đất
Mới đây, Phân khoa Nội tiết Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tiếp nhận trường hợp người bệnh Nguyễn Thị S. 58 tuổi (ngụ Tiền Giang), bị ĐTĐ lâu năm nhưng điều trị không thường xuyên, cuối cùng đành phải đoạn chi. Bà S. có thói quen đi chân đất. Một lần, vô tình giẫm phải gai nhọn gây nên vết thương ở bàn chân, nhưng lại không đi khám mà tự ý điều trị, đắp thuốc vào vết thương, cho đến khi vết thương ngày càng lan rộng đến cổ chân và bị nhiễm trùng nặng, đe dọa đến tính mạng mới nhập viện. Các bác sĩ đành phải đoạn chi bên cạnh việc điều trị nội khoa tích cực mới cứu sống được người bệnh.
Chăm sóc bàn chân ĐTĐ ra sao?
Theo BS Trần Minh Triết - Phân khoa Nội tiết BV ĐHYD, chăm sóc bàn chân ĐTĐ là một trong những vấn đề quan trọng trong việc điều trị ĐTĐ bên cạnh việc kiểm soát đường huyết và các biến chứng khác. Người bệnh cần được thăm khám, đánh giá tầm soát biến chứng bàn chân ĐTĐ định kỳ bởi các bác sĩ chuyên khoa nội tiết. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất là người bệnh cần biết cách tự chăm sóc và phát hiện sớm các biến chứng trên bàn chân của mình.
Bên cạnh đó, người bệnh cần giữ một chế độ dinh dưỡng và tập luyện thể lực hợp lý để giúp kiểm soát đường huyết ổn định. Cụ thể: rửa sạch và quan sát bàn chân mình mỗi ngày trước khi đi ngủ, luôn mang giày dép thích hợp, không đi chân đất ngay cả khi đi trong nhà, trước khi mang giày cần xem có vật nhọn gì trong giày hay không, cắt móng chân nên cắt ngang, không nên cắt khóe, tuyệt đối không ngâm chân trong nước nóng hay nước muối... và phải đến bác sĩ chuyên khoa khám ngay khi có bất thường.

tin liên quan

Những dấu hiệu 'tố cáo' bạn bị cholesterol cao
Cholesterol cao có thể gây tắc nghẽn các mạch máu ở tim. Không chỉ dừng lại ở đó, cholesterol cao cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến chân, gây ra bệnh động mạch ngoại biên hay còn gọi là PAD.  

Có thể sống chung với bệnh ĐTĐ trong bao lâu?
Ngày nay y khoa đã phát minh ra rất nhiều loại thuốc hữu hiệu giúp kiểm soát đường huyết ổn định. Nếu người bệnh ĐTĐ cần tuân thủ chế độ ăn uống, tập luyện, sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ và tái khám đều đặn thì có thể có một đời sống giống như người bình thường.
Đặc biệt, người ĐTĐ cần tránh hai thái cực: kiêng khem quá mức đưa đến suy dinh dưỡng hoặc sinh hoạt bừa bãi do tâm lý bất cần. Một chế độ ăn uống hợp lý bao gồm: kiêng tuyệt đối các thức ăn ngọt (đường, bánh, kẹo), ăn vừa phải chất tinh bột (cơm, cháo, mì, phở, bún,...) ăn nhiều rau và trái cây ít ngọt, hạn chế muối và thức ăn nhiều dầu mỡ, uống đủ nước. Về sinh hoạt, người bệnh ĐTĐ nên cố gắng vận động tùy theo khả năng, chẳng hạn như tránh ngồi một chỗ quá lâu, tập thể dục hoặc chơi thể thao vừa sức và đều đặn.

tin liên quan

Chanh tốt nhưng cần lưu ý khi dùng
Chanh chứa vitamin C rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau đây, chúng ta cần lưu ý khi dùng nó, theo boldsky.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.