Dinh dưỡng đúng cách giúp ngăn ngừa 'hạt giống ung thư' nảy mầm

16/10/2017 19:44 GMT+7

Cũng giống như trồng một bãi cỏ, diễn tiến của bệnh ung thư gồm có ba giai đoạn: khởi đầu, thúc đẩy và bùng phát. Hiểu rõ từng giai đoạn của bệnh sẽ giúp bạn có cách chiến đấu hiệu quả hơn với căn bệnh này.

Trong xã hội hiện đại, “bệnh ung thư” đang trở thành một cụm từ phổ biến đến đáng sợ. Chúng ta ai cũng sợ ung thư, cũng tìm cách phòng tránh nó từ trong trứng nước bằng nhiều cách, như chọn mua những thực phẩm lành hay sử dụng các chất dinh dưỡng bổ sung nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể.
Tuy nhiên, cần xác định đẩy lùi ung thư là một cuốn chiến dài hơi, vì vậy, điều đầu tiên chúng ta cần làm là tìm hiểu rõ về căn bệnh này và diễn tiến của nó trước khi bắt tay vào chiến đấu với bệnh.
Việc hiểu rõ bản chất và từng giai đoạn của bệnh, cũng như cơ chế tác động của chế độ ăn đối ung thư ở cả cấp độ tế bào lẫn cấp độ dân số sẽ mang đến cho ta cái nhìn tổng quan về bệnh và từ đó có những kế hoạch xử lý phù hợp với từng giai đoạn.
Trong cuốn “Bí mật dinh dưỡng cho sức khỏe toàn diện“, tiến sĩ T. Colin Campbell và các cộng sự mô tả quá trình diễn tiến ung thư giống như trồng một bãi cỏ, gồm 3 giai đoạn là: khởi đầu, thúc đẩy và bùng phát. Với mỗi giai đoạn, chế độ dinh dưỡng sẽ có những tác động khác nhau đến sự phát triển của nó.
Dinh dưỡng đúng cách giúp ngăn ngừa “hạt giống ung thư” nảy mầm1
Chế độ ăn ít protein có thể làm giảm số lượng hạt trong thảm cỏ “ung thư” của chúng ta – vào ngay thời điểm bắt đầu trồng.
Giai đoạn khởi đầu
Giai đoạn khởi đầu được ví như khi bạn đặt những hạt giống trong đất. Toàn bộ giai đoạn này có thể diễn ra trong một khoảng thời gian rất ngắn, thậm chí chỉ vài phút. Trừ vài trường hợp hiếm hoi, giai đoạn khởi đầu một khi đã hoàn thành thì xem không thể nào đảo ngược được.
Vậy có cách nào để làm giảm sự khởi đầu này không? Thật may mắn câu trả lời là có. Những nghiên cứu trong “Bí mật dinh dưỡng cho sức khỏe toàn diện” chỉ ra rằng: Chế độ ăn ít đạm có thể làm giảm sự phát triển của khối u. Việc tăng tiêu thụ protein có thể kích hoạt giai đoạn đầu của bệnh ung thư trong khi lượng hấp thu protein thấp làm giảm đáng kể sự khởi đầu của các khối u.
Giai đoạn thúc đẩy và bùng phát
Giai đoạn thúc đẩy được ví như những hạt cỏ đã nảy mầm và bắt đầu phát triển; còn giai đoạn bùng phát là khi cỏ đã hoàn toàn vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Chính vì vậy giai đoạn thúc đẩy là một giai đoạn quan trọng có thể tiến hành can thiệp chữa trị.
Dinh dưỡng đúng cách giúp ngăn ngừa “hạt giống ung thư” nảy mầm2
Protein động vật thúc đẩy nhanh tiến trình ung thư trong khi protein từ thực vật lại an toàn, thậm chí có thể giúp đẩy lùi căn bệnh này.
Ở giai đoạn thúc đẩy, các tế bào dễ bị ung thư vừa được hình thành đã sẵn sàng để phát triển và nhân lên cho đến khi chúng trở thành một loại ung thư cụ thể. Giai đoạn này diễn ra trong một khoảng thời gian dài hơn thời kỳ khởi đầu, ở con người thường là nhiều năm. Đó là khi cụm nhân mới bắt đầu nhân lên và phát triển thành khối lớn hơn và lớn hơn nữa và khối u có thể nhìn thấy được qua xét nghiệm lâm sàng.
Vậy nếu hạt giống ung thư đã được gieo trong bạn, thì có cách nào để nó không nảy mầm và phát triển lên không? Liệu những lợi ích của việc hấp thụ ít đạm đạt được trong quá trình khởi đầu có còn được duy trì trong quá trình thúc đẩy?
Độc giả muốn tìm hiểu thêm về cơ chế tác động của chế độ ăn đối với căn bệnh ung thư cũng như những nghiên cứu khoa học có chứng minh về tác dụng của dinh dưỡng đối với sức khỏe và bệnh tật có thể tìm đọc thêm ở cuốn “Bí mật dinh dưỡng cho sức khỏe toàn diện”- hiện đang có mặt ở khắp các nhà sách trên toàn quốc.
Thật may câu trả lời vẫn là có. Giống như hạt mầm nếu không đủ nước, ánh sáng mặt trời và các chất dinh dưỡng thì không thể nảy mầm, hạt giống ung thư cũng sẽ bị khắc chế nếu có chế độ dinh dưỡng đúng cách.
Một thí nghiệm tiến hành trên chuột cho thấy những con chuột cùng mang mầm bệnh ung thư, một nhóm được cho ăn chế độ 5% protein, nhóm còn lại ăn theo chế độ 20% protein thì nhóm chuột ăn chế độ protein cao sản sinh nhiều ổ bệnh hơn. Điều này có thể đi đến kết luận: Protein trong suốt quá trình thúc đẩy đã đóng vai trò như con át chủ bài, nắm quyền điều khiển chất có khả năng gây ung thư, bất kể những tiếp xúc hay phơi nhiễm ban đầu là thế nào.
Qua những nghiên cứu của mình, “Bí mật dinh dưỡng cho sức khỏe toàn diện” cũng đã “bật mí” một thông tin có sức công phá hơn: Không phải loại protein nào cũng giống nhau.
Nếu như thí nghiệm với casein - chiếm đến 80-85% lượng protein trong sữa bò chỉ ra nó có tác dụng kích thích sự phát triển của các tế bào đột biến thì thí nghiệm giống hệt trên protein thực vật lại cho thấy loại protein này không tạo ra ảnh hưởng trong việc thúc đẩy căn bệnh ung thư.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.